Mỗi người dân Việt Nam đều có thể là đại sứ Lễ hội Áo dài

Tròn 10 năm tổ chức, Lễ hội Áo dài TP.HCM 2024 có 15 hoạt động, cuộc thi chính sẽ được tổ chức xuyên suốt tháng 3.

Nghệ sĩ Phi Điểu (phải) và nghệ sĩ Trịnh Kim Chi tại buổi công bố Lễ hội Áo dài TP.HCM.
Nghệ sĩ Phi Điểu (phải) và nghệ sĩ Trịnh Kim Chi tại buổi công bố Lễ hội Áo dài TP.HCM.

Sáng 1/3, Sở Du lịch TP.HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam TP.HCM phối hợp tổ chức buổi công bố Lễ hội Áo dài TP.HCM năm 2024.

Lễ hội Áo dài năm nay có chủ đề Tôi yêu áo dài Việt Nam, đánh dấu chặng đường 10 năm phát triển của lễ hội, sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 17/3.

Hơn 30 nhà thiết kế áo dài đồng hành với Lễ hội Áo dài TP.HCM như: nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, Võ Việt Chung, Việt Hùng, Thủy Nguyễn, Trung Đinh, Lê Long Dũng, Ngô Nhật Huy, Vũ Thảo Giang, Tuấn Hải, Đức Vinicie, Tạ Linh Nhân, Viết Bảo, Brian Võ, Minh Châu…

Nhiều văn nghệ sĩ tiếp tục đồng hành với vai trò đại sứ hình ảnh như: nghệ sĩ Phi Điểu, Kim Xuân, Trịnh Kim Chi, hoa hậu Ngọc Châu, hoa hậu Thu Uyên, hoa hậu Thanh Hà, nhiếp ảnh gia Quỹ Cốc Tử, MC Quỳnh Hoa, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng…

Hoa hậu Ngọc Châu cho biết cô luôn ưu tiên mặc áo dài ở các sự kiện, các hoạt động trong nước và nước ngoài nhằm lan tỏa áo dài đến với nhiều người hơn.

"Với vai trò đại sứ, Châu sẽ đồng hành xuyên suốt các hoạt động của lễ hội, tận dụng trang mạng xã hội để quảng bá những thông tin mới về áo dài" - Ngọc Châu chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Nghệ sĩ Kim Xuân, Trịnh Kim Chi đồng hành với Lễ hội Áo dài ngay từ đầu, có tình cảm đặc biệt dành cho áo dài và luôn đồng hành với vai trò đại sứ.

Tiến sĩ tâm lý Lý Thị Mai mong muốn mỗi người dân Việt Nam đều là đại sứ Lễ hội áo dài để quảng bá áo dài trở thành trang phục được người dân chuộng mặc thường xuyên.

Hoa hậu Ngọc Châu đồng hành với vai trò đại sứ hình ảnh.
Hoa hậu Ngọc Châu đồng hành với vai trò đại sứ hình ảnh.

Hỗ trợ nhà thiết kế bán hàng, quảng bá áo dài

Một trong những điểm mới của Lễ hội Áo dài năm nay là hỗ trợ các nhà thiết kế ứng dụng TikTok để bán hàng và quảng bá áo dài. Theo đó, đơn vị TikTok sẽ livestream bán hàng miễn phí hai buổi cho các nhà thiết kế.

Ngoài ra, nhân viên của TikTok sẽ đến showroom của từng nhà thiết kế để hỗ trợ các nhà thiết kế sử dụng ứng dụng bán hàng một cách hiệu quả nhất.

Ông Lê Trương Hiền Hòa - phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM - mong muốn Lễ hội Áo dài TP.HCM không chỉ là sản phẩm du lịch, văn hóa của TP.HCM nói riêng mà là của Việt Nam nói chung, không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà còn quảng bá hình ảnh, điểm đến TP.HCM đến du khách quốc tế, tiếp tục giữ vững vị thế của du lịch TP.HCM.

Dự kiến Lễ hội Áo dài TP.HCM 2024 khai mạc tối 7/3, tại công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Để đảm bảo giúp người dân thoải mái xem biểu diễn áo dài, ban tổ chức bố trí 1.500 ghế, đồng thời lắp đặt thêm màn hình LED trên đường đi bộ Nguyễn Huệ.

Lễ hội Áo dài TP.HCM có 15 hoạt động chính:

- Dự kiến có 5.000 người tham gia chương trình đồng diễn với áo dài, tại đường đi bộ Nguyễn Huệ sáng 8/3.

- Chương trình nghệ thuật "Áo dài - Sắc màu TP.HCM" diễn ra tối 8/3, tại công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ.

- Chung kết cuộc thi Duyên dáng Áo dài TP.HCM dự kiến diễn ra tối 9/3.

- Cuộc thi Áo dài online.

- Gian hàng Áo dài 0 đồng dành cho các nữ công nhân.

- Cuộc thi vẽ trên áo dài tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM dành cho học sinh cấp 1, 2, 3 ngày 2 và 3/3.

- Tổ chức không gian triển lãm và tương tác với áo dài tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Lam Sơn cùng nhiều địa điểm khác để thông tin về lịch sử phát triển của áo dài qua các thời kỳ, hành trình 10 năm phát triển của Lễ hội Áo dài; giới thiệu các sản phẩm gắn với áo dài như vải vóc, tơ lụa, phụ kiện...

- Tọa đàm Nét đẹp Áo dài Việt và hội nhập quốc tế dành cho nữ tổng lãnh sự, phu nhân tổng lãnh sự và cán bộ đang công tác tại cơ quan ngoại giao, đoàn khách quốc tế, góp phần quảng bá du lịch, giao lưu văn hóa các nước.

- Xây dựng không gian văn hóa nghệ thuật gắn với áo dài và các loại hình nghệ thuật di sản văn hóa dân tộc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

- Xác lập kỷ lục Việt Nam Lễ hội Áo dài được tổ chức thường niên liên tục nhất Việt Nam...

Theo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giao lưu tình thơ - nhạc

Giao lưu tình thơ - nhạc

Sáng 1/12/2024, Chi hội Thơ và Chi hội Âm nhạc (Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai) tổ chức chương trình giao lưu Tình thơ - nhạc.

Khám phá không gian văn hoá Tây Bắc tại thủ đô

Khám phá không gian văn hoá Tây Bắc tại thủ đô

Chiêm ngưỡng 100 bức chân dung của người dân vùng cao trên giấy Dó, khám phá tập tục, văn hoá của người Thái qua các thiết kế sắp đặt cùng show trình diễn thị giác là những trải nghiệm thú vị khi người dân đến với triển lãm thị giác Tây Park - Ngàn tổ chức tại Area 75 Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong những ngày này.

Hà Nội khẳng định vị thế là một 'kinh đô ẩm thực'

Hà Nội khẳng định vị thế là một 'kinh đô ẩm thực'

Hà Nội có nền ẩm thực nổi tiếng lâu đời, nơi có nhiều món ăn độc đáo. Lễ hội Ẩm thực Hà Nội 2024 với sự tham gia của hơn 80 gian hàng, với những món đặc sản của Hà Nội, các vùng miền, món ăn quốc tế hấp dẫn, Hà Nội khẳng định vị thế là một “kinh đô ẩm thực”.

Chương trình truyền hình thực tế: Cuốn hút từ điểm nhấn văn hóa Việt

Chương trình truyền hình thực tế: Cuốn hút từ điểm nhấn văn hóa Việt

Thời gian gần đây, các chương trình truyền hình được “làm mới” bởi dàn nghệ sĩ nổi tiếng và đặc biệt là sự phô diễn độc đáo của một số loại hình âm nhạc truyền thống. Hay giới thiệu các điểm đến lịch sử, danh lam thắng cảnh… đã lan tỏa mạnh mẽ văn hóa Việt đến với cộng đồng.

Hệ giá trị quốc gia, văn hóa và gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới

Hệ giá trị quốc gia, văn hóa và gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới

Ngày 28/11, tại thành phố Việt Trì, Tỉnh ủy Phú Thọ phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới gắn với thực tiễn vùng Trung du và miền núi phía bắc”.

Tranh dân gian Việt: Hồn xưa, sắc mới

Tranh dân gian Việt: Hồn xưa, sắc mới

Tranh dân gian Việt Nam, từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần người dân. Những dòng tranh như Đông Hồ, Hàng Trống, Làng Sình, Kim Hoàng không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mà còn chứa đựng những thông điệp về nhân sinh quan, tín ngưỡng và phong tục. Trong dòng chảy hiện đại, tranh dân gian đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự đổi mới để tồn tại và tiếp tục khẳng định giá trị trong đời sống đương đại.

Trăn trở giữ nghề truyền thống

Trăn trở giữ nghề truyền thống

Ở một góc nhỏ trong thôn người Nùng Dín ở xã Nấm Lư, huyện Mường Khương vẫn có đôi tay miệt mài, chăm chỉ cầm kim khâu và chỉ thêu, may vá mỗi ngày với trái tim yêu văn hóa truyền thống, đam mê nghề thủ công của dân tộc mình.

Khai mạc Ngày hội Sách và Tuổi trẻ Lào Cai năm 2024

Khai mạc Ngày hội Sách và Tuổi trẻ Lào Cai năm 2024

Ngày 26/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông thành phố Lào Cai, Thành đoàn Lào Cai và Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ KBS Việt Nam (viết tắt là Công ty KBS Việt Nam) tổ chức Ngày hội Sách và Tuổi trẻ Lào Cai năm 2024.

fbytzltw