Mô hình Chiến dịch Điện Biên Phủ - công trình lịch sử ý nghĩa trong các nhà trường

Tháng Năm cận kề, những tiết học về Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa như mang lại nhiều cảm xúc hơn cho cả thầy và trò ở các nhà trường, nhất là được học bên những mô hình ý nghĩa.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1.JPG
Tiết học Lịch sử về Chiến dịch Điện Biên Phủ trong khuôn viên Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng (Văn Bàn).

Chúng tôi về Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn vào một ngày cuối tháng Tư khi những tia nắng hạ bắt đầu chiếu rọi xuống vòm quế xanh tốt. Giữa khung cảnh thanh bình, trong khuôn viên đặc biệt mà ít trường học có được, cô và trò lớp 5A cùng nhau ôn lại Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.

Không có phấn trắng, bảng đen, không phụ thuộc nhiều vào những trang giáo án, trang sách, các học sinh nhỏ tuổi bị thu hút, hấp dẫn vào tiết học bởi đi kèm với lời cô giảng, các em được chiêm ngưỡng những mô hình mô phỏng lại chiến dịch năm xưa.

3.JPG
Mô hình hầm Đờ-Cát trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được mô phỏng sinh động.

Trên khoảng diện tích chừng 100 mét vuông, dưới những tán quế hai chục tuổi tươi xanh, hình ảnh về đồi A1, về hầm Đờ-Cát, khu làm việc của đại tướng Võ Nguyên Giáp ở chiến trường Điện Biên Phủ khốc liệt năm xưa được hiện thực hóa bằng những mô hình thu nhỏ. Cùng với đó là nhiều hình ảnh, thông tin của trận chiến “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

4.JPG
Cô và trò cùng học bên mô hình mô phỏng Di tích lịch sử Đồi A1.

Với mong muốn giúp học sinh thêm yêu lịch sử, đổi mới phương pháp dạy học và tạo cảnh quan, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng đã lên ý tưởng và hiện thực hóa khuôn viên trường bằng các mô hình mô phỏng các chiến dịch, "địa chỉ đỏ" kể từ năm học 2022 - 2023. Trong đó, mô hình về Chiến dịch Điện Biên Phủ có diện tích lớn nhất, với nhiều mô hình nhỏ đi kèm.

Tham gia tiết học cùng học sinh, chúng tôi bị thu hút khi cô giáo Lương Nguyệt Lan dẫn học sinh đến một gốc cây, nơi dựng những chiếc xe đạp mà thầy cô đã nhọc tâm sưu tầm.

6.JPG
Những chiếc xe đạp được thầy cô nhọc công sưu tầm, mô phỏng xe thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Vừa chỉ vào hình ảnh thực tế, cô Lan vừa cất lời: “Suốt thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, dưới mưa bom bão đạn của thực dân Pháp, từng đoàn dân công hỏa tuyến với những chiếc xe thồ đã mang theo vũ khí, lương thực, thuốc men, vượt hàng trăm km đường núi cao, đèo sâu vào mặt trận, kịp thời chi viện cho chiến trường”. Trên bức tường ngay phía sau là hình ảnh về những chiếc xe thồ trong lịch sử được nhà trường in phóng to để học sinh hiểu rõ hơn về hình ảnh mang tính biểu tượng trong chiến dịch.

Lời cô giáo nhẹ nhàng đi kèm với những hình ảnh sinh động đã cuốn học sinh vào bài học một cách tự nhiên. Em Nguyễn Phạm Anh Thư phấn khởi: "Học trực tiếp thông qua mô hình ngoài trời giúp em tiếp thu kiến thức tốt hơn. Bài học không chỉ giúp em hiểu hơn về lịch sử mà còn bồi đắp cho chúng em tình yêu nước, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc".

5.JPG
Giờ học nhiều cảm xúc về Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Còn với em Sầm Hà Tuấn Anh, tiết học ngoài trời với mô hình sinh động giúp giờ học, môn học không bị giới hạn về thời gian, không gian. Qua đó, em hình dung được phần nào sự thiếu thốn, vất vả, khốc liệt của chiến trường Điện Biên Phủ. Em sẽ cố gắng học tập để xây dựng quê hương, đất nước.

Tham gia giảng nhiều bài giảng về lịch sử, nhưng mỗi khi có tiết học ngoài trời về Chiến dịch Điện Biên Phủ, cô giáo Lương Nguyệt Lan cũng đều cảm thấy được truyền cảm hứng. Theo cô Lan, thông qua các mô hình sinh động về đồi A1, hầm Đờ-Cát, sự kiện Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa cứ vậy mở ra trước mắt học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện, gợi hứng thú học tập cho các em, giúp việc học môn Lịch sử không còn nặng nề, căng thẳng.

7.JPG
Học sinh cùng đọc thông tin về Chiến dịch Điện Biên Phủ trong khuôn viên nhà trường.

Tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Mòn 1, xã Nậm Mòn (huyện Bắc Hà), cách đây vài năm, một nhóm học sinh của nhà trường cũng làm mô hình Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sản phẩm đoạt giải Đặc biệt trong Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 17 năm 2021. Kể từ đó đến nay, mô hình này vẫn được trưng bày tại phòng khoa học công nghệ của trường, phục vụ cho công tác giảng dạy môn Lịch sử.

Ông Trần Văn Lâm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc sử dụng mô hình trong công tác giảng dạy giúp khơi dậy hứng thú học tập đối với môn Lịch sử, tiết học thêm sinh động, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.

8.JPG
Mô hình Chiến dịch Điện Biên Phủ - công trình ý nghĩa của các nhà trường.

Tháng Tư dần đi qua, tháng Năm nối tiếp, những tiết học về chiến dịch khi xưa như mang lại nhiều cảm xúc hơn cho cả thầy cô giáo và học sinh ở các trường học. Thông qua những mô hình về Chiến dịch Điện Biên Phủ cho thấy sự quan tâm, sáng tạo của thầy và trò trong đổi mới phương pháp dạy và học.

9.JPG
Những tiết học sinh động giúp học sinh thêm yêu và tự hào về lịch sử của dân tộc.

Điện Biên Phủ và chiến dịch lừng lẫy cách đây 70 năm đã không còn xa xôi, khó nhớ bởi những mô hình đã và đang phát huy hiệu quả trong các trường học trong tỉnh. Thông qua mô hình không chỉ giúp kết nối, gợi hứng thú học tập của học sinh mà còn góp phần giáo dục, bồi đắp cho các em tình yêu quê hương, đất nước, như lời dạy đầu tiên của Bác Hồ đối với thế hệ măng non, mang trên mình sắc khăn quàng đỏ thắm: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”.

Tình yêu đó sẽ thôi thúc, tạo động lực để các em chăm ngoan, học giỏi, dựng xây quê hương và mãi mãi khắc ghi công ơn của các thế hệ cha anh trong công cuộc bảo vệ đất nước, trong đó có Chiến dịch Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa và xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm

Triển khai nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa và xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm

Vừa qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đông người mắc, đặc biệt là vụ ngộ độc xảy ra tại quán cơm gà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào ngày 11/3/2024 làm 369 người mắc; vụ ngộ độc bánh mỳ tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30/4/2024 với trên 500 người mắc phải nhập viện điều trị, trong đó, nhiều trường hợp nặng, gây tâm lý hoang mang, lo ngại trong Nhân dân.

Bổ sung mức giá vé tháng và vé quý đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến Sa Pa

Bổ sung mức giá vé tháng và vé quý đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến Sa Pa

Ngày 10/5, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1062/QĐ-UBND về bổ sung mức giá vé tháng, vé quý vào biểu số 1 và số 2, tại khoản 1, khoản 2, Điều 1, Quyết định số 78/QĐ-UBND ngày 12/1/2024 quy định mức giá cụ thể dịch vụ sử dụng đường bộ Dự án đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến Sa Pa theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh – Chuyển giao (BOT).

Vaccine AstraZeneca gây đông máu: Người dân không nên hoang mang đi làm xét nghiệm đông máu

Vaccine AstraZeneca gây đông máu: Người dân không nên hoang mang đi làm xét nghiệm đông máu

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái nhấn mạnh, người dân không phải lo ngại gì về tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối (cục máu đông) nếu đã trải qua 21 ngày sau tiêm vaccine AstraZeneca. Nếu người dân quá hoang mang đi xét nghiệm, có thể gặp tình trạng cục máu đông do bệnh lý khác dẫn đến sự lo ngại không cần thiết.

Tăng cường quản lý các hoạt động quảng cáo, kinh doanh và sử dụng thiết bị vô tuyến điện

Tăng cường quản lý các hoạt động quảng cáo, kinh doanh và sử dụng thiết bị vô tuyến điện

Thời gian qua, trong quá trình kiểm soát và xử lý can nhiễu, các cơ quan quản lý nhà nước về tần số và thiết bị vô tuyến điện đã phát hiện nhiều trường hợp sử dụng thiết bị phá sóng, kích sóng di động, micro không dây, ... gây nhiễu tới các mạng thông tin vô tuyến điện, các thiết bị vô tuyến điện và thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện.

fb yt zl tw