Mặt Trăng đang dần rời xa Trái Đất, có thể bị kéo vào Mặt Trời và biến mất

Trái Đất của chúng ta một ngày nào đó có thể không còn Mặt Trăng nữa.

Mặt Trăng đang dần rời xa Trái Đất, có thể bị kéo vào Mặt Trời và biến mất ảnh 1
Ảnh minh họa.

Mặt Trăng đã tồn tại từ 4,5 tỷ năm trước và sớm hơn hành tinh của chúng ta khoảng 1.000 năm. Vai trò của vệ tinh tự nhiên này rất quan trọng vì nó giúp Trái Đất trở thành một hành tinh dễ sống hơn bằng cách làm giảm sự dao động của trục Trái Đất, dẫn đến nhiệt độ ít thay đổi. Nó cũng tạo ra thủy triều, thứ đã định hướng nhân loại trong hàng ngàn năm nay.

Và mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng Mặt Trăng đang dần rời xa Trái Đất.

Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất quay quanh Trái Đất. Trước đây người ta cho rằng Mặt Trăng duy trì một khoảng cách không đổi so với Trái Đất nhờ lực hấp dẫn, nhưng phát hiện mới kể trên đã đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau liên quan đến Mặt Trăng. Theo Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia (NRAO), Mặt Trăng đang dần trôi xa Trái đất với tốc độ 3,8 cm mỗi năm.

Theo Giáo sư Joshua Davies của Đại học Québec à Montréal, phát hiện mới về khoảng cách ngày càng xa giữa Mặt Trăng và Trái Đất là rất thú vị.

Mặc dù các nhà khoa học đã dự đoán về hiện tượng này từ nhiều thế kỷ trước, nhưng giờ đây họ mới có thể xác nhận rằng Mặt Trăng đã từng ở rất gần Trái Đất, gần hơn khoảng 250.000 km so với ngày nay.

Các mô phỏng về quá trình tiến hóa của hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng cho thấy với tốc độ phân tách này, Mặt Trăng sẽ ngừng di chuyển ra xa Trái Đất trong khoảng 15 tỷ năm nữa. Còn Mặt Trời sẽ bước vào giai đoạn “Red Giant” nguy hiểm trong khoảng 6 - 7 tỷ năm nữa. Khi đó, kích thước của Mặt Trời sẽ giãn nở gấp 100 lần, nuốt chửng các hành tinh gần nó.

Và các nhà khoa học tin rằng nếu Mặt Trăng tách khỏi Trái Đất, nó sẽ bị kéo vào Mặt trời và biến mất.

Hiện tượng Mặt Trăng dịch chuyển xa dần cũng đã gây ảnh hưởng đến khí hậu của Trái Đất. Mặc dù những thay đổi này là không đáng kể trong thời gian ngắn, những xét về tác động qua hàng tỷ năm sẽ trở nên rõ rệt hơn.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

fb yt zl tw