Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News

Mang nụ cười lên vùng cao

27FC9085-34DB-4672-82FA-F90CB6A83CB6.jpeg

Nhìn ánh mắt, nụ cười tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của chị em vùng cao sau khi được làm đẹp, tôi lại càng có thêm động lực để tôi tiếp tục dự án “Phun xăm miễn phí cho chị em vùng cao”. Đó là những chia sẻ của chị Nguyễn Bích Ngọc, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai.

Chị Ngọc đã có 4 năm kinh nghiệm trong nghề làm đẹp và hiện là chủ một spa nhỏ. Mong muốn giúp cho nhiều phụ nữ vùng cao thoát khỏi mặc cảm, tự ti, vượt “rào cản” để khẳng định bản thân, chị Bích Ngọc đã quyết định lặn lội đến các thôn bản làm đẹp miễn phí cho nhiều phụ nữ. Sau khi hoàn thiện đầy đủ các giấy phép hành nghề cần thiết, tháng 9/2023 chị Ngọc đã triển khai dự án “Phun xăm miễn phí cho chị em vùng cao”. Đến nay, đã có 70 phụ nữ ở vùng cao được làm đẹp thông qua dự án.

6CEE2C75-9B41-4570-A702-0DEC52BC2916.jpeg

Chia sẻ về dự án của mình, chị Ngọc cho biết: Trong quá trình làm nghề tôi được nghe nhiều câu chuyện của khách hàng kể về bạn bè, người thân đang sống ở vùng cao, hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện để làm đẹp. Cùng là phụ nữ nên tôi thấu hiểu và mong muốn làm một điều gì đó, giúp họ được sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.

“Tôi mong rằng việc làm này sẽ tạo được sự lan tỏa đến các bạn trẻ, để ngày càng nhiều người có hoàn cảnh khó khăn ở quê mình được giúp đỡ”- chị Bích Ngọc chia sẻ.

5E766CE5-E81C-4094-A059-4B8EFD233F19.jpeg

Có rất nhiều chuyến đi để lại cho chị Ngọc những kỷ niệm khó quên. Có nhiều tiếng cười và cả những giọt nước mắt. Trong số đó, có lần đến thôn xa nhất của xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa để làm đẹp cho chị Chảo Lai Mẩy, dân tộc Mông cứ làm chị Ngọc nhớ mãi.

“Tôi còn nhớ như in hình ảnh của chị Mẩy, năm nay mới ngoài 30 nhưng quần áo, đầu tóc chưa một lần được sửa sang chỉn chu. Bên các gian nhà gỗ, chị ấy đã đứng đợi chúng tôi với sự háo hức. Không chỉ chưa từng được làm đẹp, chị ấy còn chưa từng được bước chân ra khỏi bản nghèo xuống trung tâm thị xã. Cuộc sống quanh năm tù túng, chị ấy chỉ mong một lần được sống cho bản thân” - Ngọc kể.

4b78019f-513a-4637-b90b-96d361dc46c6-3550.jpeg

Để làm được cho chị Mẩy cặp lông mày, đoàn của Ngọc còn phải đi bộ thêm 1 quả đồi nữa để “mượn” một nhà có điện. Kết thúc chuyến đi khi trời đã về đêm, đường vừa xa, tối và nguy hiểm nhưng nhớ lại nụ cười của chị Mẩy, cả đoàn lại quên hết khó khăn để tiếp tục hành trình.

Rồi có nhiều trường hợp bị gia đình phản đối, chị Ngọc phải mua rượu, thịt ăn cơm cùng rồi “dùng cái lý” thuyết phục chồng, bố mẹ để các chị em được làm đẹp. Nhìn thấy hình ảnh mình trẻ lại trong chiếc gương, nhiều người đã không giấu nổi niềm vui.

Quanh năm gắn bó với ruộng nương và chăm sóc cho 2 con nhỏ, 25 tuổi nhưng Tẩn Lở Mẩy, thôn Suối Thầu, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát chưa từng biết làm đẹp là như thế nào. Ngay khi nhận được tin sẽ có người đến tận nhà xăm tặng đôi lông mày để che đi vết sẹo, chị Mẩy rất vui mừng, háo hức.

C390FC3F-2E98-4C3B-B6D8-6DBFC5BEC7DF.jpeg

Bao đời nay, phụ nữ vùng cao bị “trói” mình bởi những hủ tục, quanh năm “bán mặt cho đất”, chăm chồng con và ít được giao tiếp xã hội, chính vì vậy họ ít có cơ hội được làm đẹp cho bản thân. Việc làm của chị Nguyễn Bích Ngọc đã góp phần giúp phụ nữ vùng cao biết chăm sóc bản thân nhiều hơn, tự tin hơn trong cuộc sống. “Tôi mong muốn có thật nhiều sức khỏe để có thể đến được nhiều bản làng xa xôi hơn nữa, dùng chính tay nghề của mình để làm đẹp cho nhiều chị em vùng cao” - chị Ngọc chia sẻ.

3F536618-8683-416F-A15C-A59EFCB381EA.jpeg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu Food review

Trào lưu Food review

Ngày nay, nhiều người thường có thói quen vào các trang mạng xã hội để tìm kiếm đánh giá, nhận xét về các địa điểm ăn uống, vui chơi. Đó cũng là cơ hội để cho nghề food review (đánh giá ẩm thực) ra đời. Khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ tại Lào Cai đã nhanh chóng “bắt nhịp”, thử sức với nghề food review.

Độc đáo nghề làm trống nêm

Độc đáo nghề làm trống nêm

Trống nêm là loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghi lễ truyền thống của cộng đồng người Dao đỏ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề làm trống nêm hiện vẫn được giữ gìn, bảo tồn và phát triển bởi các nghệ nhân ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa.

Người cao tuổi thời 4.0

Người cao tuổi thời 4.0

Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin phát triển, mạng internet phủ sóng mọi nơi, người cao tuổi cũng làm quen và sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh. Nhờ internet và mạng xã hội, người cao tuổi được kết nối gần hơn, thường xuyên hơn với con, cháu, giao lưu bạn bè, tìm kiếm thông tin chăm sóc sức khỏe…

Dấu ấn vận động hiến máu tình nguyện

Dấu ấn vận động hiến máu tình nguyện

Năm 2023, các cấp hội chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức 16 đợt tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện và tiếp nhận gần 8.400 đơn vị máu, vượt 11% kế hoạch đề ra. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã vận động và tiếp nhận gần 4.000 đơn vị máu, tiếp tục góp phần cung cấp nguồn máu cho việc cấp cứu và điều trị người bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Những năm 1960, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhập trâu Murrah từ Ấn Độ lai với trâu địa phương nhằm cải tạo, nâng cao năng suất sức kéo đàn trâu địa phương, từ đó Bảo Yên trở thành vùng trâu giống tốt nhất khu vực, được coi là vùng có trâu giống quốc gia.

Khi mùa hoa là mùa du lịch

Khi mùa hoa là mùa du lịch

Cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ và bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc, những mùa hoa bản địa tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng đang thu hút du khách đến với Lào Cai. Du lịch mùa hoa đã và đang tạo thương hiệu riêng khi gắn với hoạt động du lịch của mỗi địa phương.

Giúp nông dân nâng kỹ năng nghề

Giúp nông dân nâng kỹ năng nghề

Những năm qua, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tập huấn, dạy nghề nhằm nâng cao kỹ năng nghề, tạo việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống cho hội viên, nông dân.

Xây dựng trường học an toàn

Xây dựng trường học an toàn

Trước nguy cơ nhiều đối tượng xấu tìm mọi cách lôi kéo, dụ dỗ học sinh hút thuốc lá điện tử, tham gia đánh nhau, tổ chức đua xe, thậm chí sử dụng ma túy… các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, giúp học sinh nhận diện hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ bản thân trước những cám dỗ.

Chắp cánh tình yêu nghệ thuật

Chắp cánh tình yêu nghệ thuật

Với chức năng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của tỉnh Lào Cai nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung, những năm qua, đội ngũ thầy giáo, cô giáo của Khoa Văn hóa - Nghệ thuật (Trường Cao đẳng Lào Cai) vượt qua rất nhiều khó khăn, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu văn hóa, nghệ thuật cho hàng nghìn con em đồng bào các dân tộc, góp phần ươm mầm và chắp cánh cho những tài năng nghệ thuật bay xa.

Bắt nhịp sống xanh

Bắt nhịp sống xanh

Những năm gần đây, “sống xanh” là xu hướng phổ biến của phong cách sống hiện đại trong giới trẻ. Với những thông điệp ý nghĩa, hành động thiết thực, “sống xanh” dần trở thành tiêu chuẩn chung trong thời đại mới, tác động tích cực tới suy nghĩ, hành động của mỗi người.

Chăm lo cho người lao động

Chăm lo cho người lao động

Trước khó khăn chung của nền kinh tế, trong khi nhiều doanh nghiệp nợ lương người lao động, cắt giảm nhân sự, thậm chí phải tạm dừng hoạt động, vẫn có những doanh nghiệp giữ được nhịp tăng trưởng, quan tâm, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Hiện nay, một số trường tại Lào Cai đã phát triển hoạt động ô tô đưa đón học sinh. Cùng với đó, nhiều gia đình cũng lựa chọn xe buýt cho con đi học. Sử dụng phương tiện công cộng khi đến trường đang góp phần giảm lượng phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm, hạn chế ùn tắc giao thông và giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian đưa đón con đi học.

Xa rồi thời băng đĩa

Xa rồi thời băng đĩa

Một ngày lang thang hóng gió, tôi bất ngờ nhìn thấy một cửa hàng băng đĩa cũ kỹ, nép mình “lạc lõng” giữa tuyến phố Cốc Lếu (thành phố Lào Cai). Cửa hàng chỉ rộng khoảng chục m2, như một “nốt trầm” giữa phố xá sầm uất. Có lẽ đây là cửa hàng bán băng đĩa duy nhất còn lại ở thành phố này.

Những quán cafe “mộc” bình yên

Những quán cafe “mộc” bình yên

Gỗ là chất liệu được sử dụng trong kiến trúc Việt Nam khá nhiều vì tạo hiệu ứng ấm áp, gần gũi. Sự mộc mạc, chân chất nhưng không kém phần tinh tế sang trọng của gỗ trở thành điểm đặc biệt trong các thiết kế quán cafe.

Góc nhỏ từ tâm

Góc nhỏ từ tâm

Đam mê công việc làm tóc và mong muốn dùng chút công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn, Đại Hải đã quyết định mở một tiệm cắt tóc mang tên Góc nhỏ từ tâm.

Gặp lại “vua dứa” Thào Dìn

Gặp lại “vua dứa” Thào Dìn

Không biết mảnh đất biên giới Cốc Phương (Bản Lầu, Mường Khương) đã chọn ông hay chính ông đã chọn mảnh đất này làm nơi bắt đầu cuộc sống mới, để rồi ông đã trở thành một phần lịch sử khi góp phần tạo nên bước đột phá về tư duy sản xuất, biến mảnh đất cằn cỗi trở thành vùng sản xuất dứa lớn nhất khu vực Tây Bắc, những nông dân quanh năm nghèo đói trở thành những tỷ phú. Người dân nơi đây trìu mến gọi ông là “vua dứa” Thào Dìn.

Những “Gen Z” kể chuyện thời trang bằng… văn hoá

Những “Gen Z” kể chuyện thời trang bằng… văn hoá

Đỗ Ngọc Duyên và Phạm Thị Huệ Anh là 2 nhà thiết kế trẻ sinh ra và lớn lên tại Lào Cai. Chính nét thơ của đất trời Tây Bắc đã nuôi dưỡng tình yêu với trang phục thổ cẩm và đem đến cho họ chất liệu sáng tác mang màu sắc riêng.

Cô giáo người Tày yêu nghề

Cô giáo người Tày yêu nghề

Yêu nghề, năng động, sáng tạo cùng sự thân thiện, đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi gặp cô giáo Hoàng Thị Luyến (dân tộc Tày), sinh năm 1986, Trường THCS Bảo Nhai (huyện Bắc Hà).

Đào tạo lao động có tay nghề: Cơ hội và thách thức

Đào tạo lao động có tay nghề: Cơ hội và thách thức

Phát triển nguồn nhân lực được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức tầm quan trọng đó, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích đào tạo lao động có tay nghề.

Rộn ràng không khí Giáng sinh của đồng bào công giáo Lào Cai

Rộn ràng không khí Giáng sinh của đồng bào công giáo Lào Cai

Lễ Giáng sinh còn gọi là Noel - ngày lễ lớn nhất trong năm của đồng bào công giáo đang đến gần. Những ngày này, tại các giáo xứ, giáo họ trên địa bàn tỉnh đã ngập tràn không khí Giáng sinh. Tại các nhà thờ và nhà ở của giáo dân, việc chuẩn bị đang được tiến hành khẩn trương để đón mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc.

fbytzltw