Malaysia: Áp đặt mức trần tuyển dụng lao động nước ngoài

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Nội vụ Malaysia, ông Saifuddin Nasution Ismail cho biết mức trần dự kiến về lượng lao động nước ngoài được tuyển dụng sẽ không vượt quá 15% lực lượng lao động trong nước. Theo ước tính, chỉ tiêu này sẽ đạt được vào ngày 31/12/2024.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Malaysia áp đặt mức trần tuyển dụng lao động nước ngoài. Ảnh: Free Malaysia Today
Malaysia áp đặt mức trần tuyển dụng lao động nước ngoài. Ảnh: Free Malaysia Today

Phát biểu với báo giới sau khi tham dự cuộc họp Ủy ban chung với Bộ trưởng Nguồn nhân lực Steven Sim Chee Keong, Bộ trưởng Nội vụ Saifuddin cho biết ở thời điểm hiện tại, lực lượng lao động nước ngoài bao gồm số lượng lao động nước ngoài hiện có, những người mà chủ sử dụng lao động đã được phê duyệt hạn ngạch và những người đã đăng ký theo Chương trình điều chỉnh lại lực lượng lao động. Do vậy, trong thời gian tới, việc cấm nhập cảnh đối với người lao động nước ngoài sẽ được duy trì.

Ông Saifuddin cũng cho biết cuộc họp trên đã lần đầu tiên nhất trí cho phép tuyển dụng thuyền trưởng nước ngoài trên 60 tuổi bắt đầu từ năm nay. Thời gian tuyển dụng không quá 36 tháng vì giấy phép làm việc tạm thời được gia hạn 6 tháng một lần. Hiện tại số thuyền trưởng được cấp phép hoạt động là 332 người và chỉ giới hạn trong 3 năm.

Theo số liệu của Cục Nhập cư, tính đến ngày 15/3, đã có hơn 2,1 triệu lao động nước ngoài được tuyển dụng đến Malaysia làm việc. Hiện có nhiều lĩnh vực mà Malaysia phải dựa vào lao động nước ngoài, nhất là công việc khó khăn, nguy hiểm, bẩn và ô nhiễm.

Cuối năm 2023, Bộ Nguồn nhân lực ước tính Malaysia cần khoảng 15.000 lao động nước ngoài cho các lĩnh vực dệt may, thợ kim hoàn và cắt tóc. Các ngành này đã phải đối mặt với nhiều vấn đề trong vài năm qua sau khi việc tuyển dụng bị đóng băng do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, sau một thời gian tuyển dụng, nguồn lao động nước ngoài đang tăng quá mức, buộc bộ trên phải có điều chỉnh phù hợp.

Chủ tịch Liên đoàn Người sử dụng lao động Malaysia (MEF) Syed Hussain Syed Husman cho biết MEF ủng hộ nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định như trồng trọt và xây dựng, song chính phủ nên giải quyết vấn đề phức tạp này ở cấp độ rộng hơn vì nhiều lĩnh vực khác cũng phụ thuộc vào lao động nước ngoài. Theo ông, "những công việc phổ thông trong các hoạt động sản xuất và nhà hàng không hấp dẫn người dân địa phương mặc dù mức lương khá tốt. Điều này chủ yếu liên quan đến đến địa vị xã hội và môi trường làm việc của những loại công việc này". Mức lương tối thiểu cho một lao động phổ thông nước ngoài làm việc tại Malaysia là 1.500 ringgit (khoảng 320 USD).

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thâm hụt thương mại của Mỹ tiếp tục tăng trong tháng 5

Thâm hụt thương mại của Mỹ tiếp tục tăng trong tháng 5

Phóng viên TTXVN tại Washington đưa tin, theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 3/7, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 5/2024 đã tăng tháng thứ hai liên tiếp do xuất khẩu yếu, dấu hiệu cho thấy thương mại có thể vẫn là lực cản đối với tăng trưởng kinh tế trong quý II.

Israel thả tù nhân Palestine

Israel thả tù nhân Palestine

Quân đội Israel ngày 1/7 đã thả khoảng 50 tù nhân Palestine, trong đó có giám đốc bệnh viện lớn nhất Gaza, bị bắt trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas.

Cháy nhà máy lọc dầu lớn của Nhật Bản

Cháy nhà máy lọc dầu lớn của Nhật Bản

Sở cứu hỏa tỉnh Chiba, Nhật Bản hôm nay (2/7) cho biết, vào khoảng 14h30 chiều 2/7 (theo giờ địa phương), tại nhà máy lọc dầu ở thành phố Ichihara, tỉnh Chiba, đã xảy ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng làm một người bị thương.

Indonesia tăng thuế nhập khẩu với dệt may, giày dép để bảo vệ hàng trong nước

Indonesia tăng thuế nhập khẩu với dệt may, giày dép để bảo vệ hàng trong nước

Indonesia sẽ áp dụng thuế từ 100% đến 200% đối với hàng nhập khẩu từ giày dép đến gốm sứ để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước. Hàng hóa nhập khẩu giá rẻ đang khiến nhiều ngành công nghiệp tại Indonesia lao đao, đặc biệt là ngành dệt may với hàng trăm nghìn công nhân phải nghỉ việc.

fb yt zl tw