Lưu ý cho học sinh khi dùng thẻ ATM

Hiện nay, học sinh sở hữu tài khoản ngân hàng ngày càng phổ biến nhưng để đảm bảo an toàn thì cần lưu ý nhiều điều.

Học sinh dưới 18 tuổi có được làm thẻ ATM?

Tại Thông tư số 19/2016/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước có quy định về độ tuổi được mở tài khoản ngân hàng như sau:

- Người đủ từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự

- Người đủ từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Cá nhân chưa đủ 15 tuổi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được phép mở tài khoản thông qua người đại diện pháp luật.

- Người gặp khó khăn trong nhận thức được mở tài khoản thông qua người giám hộ hợp pháp.

Căn cứ quy định trên, học sinh từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, đã có CMND/CCCD và đầy đủ năng lực hành vi dân sự bình thường thì được phép mở tài khoản ngân hàng.

Học sinh đủ từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được mở tài khoản ngân hàng. (Ảnh minh họa)
Học sinh đủ từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được mở tài khoản ngân hàng. (Ảnh minh họa)

Mở tài khoản ngân hàng cho học sinh có mất phí?

Tùy theo chính sách mở tài khoản của mỗi ngân hàng mà mức phí khác nhau. Trên thực tế, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều miễn phí mở tài khoản thanh toán. Tuy nhiên, nếu mua tài khoản số đẹp hoặc mở tài khoản đặc biệt có thể phải trả một số khoản phí.

Những lưu ý cho học sinh khi dùng thẻ ATM

Do đặc thù là một công cụ tài chính, liên quan mật thiết đến tài sản nên để đảm bảo an toàn, học sinh khi dùng thẻ ATM cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Đổi mã PIN: Ngay sau khi nhận được thẻ ATM từ ngân hàng, cần thực hiện đổi mã PIN. Chú ý không đặt mã PIN dễ đoán như ngày sinh, số điện thoại...để hạn chế bị kẻ gian đánh cắp.

- Quản lý chặt chẽ các thẻ: Cha mẹ hoặc người giám hộ nên thường xuyên kiểm tra việc chi tiêu của học sinh nhằm tránh các khoản chi phí không hợp lý hoặc bất thường, giúp hình thành thói quen chi tiêu tốt.

- Bảo mật thông tin: Học sinh sử dụng thẻ ATM cần có ý thức bảo vệ thông tin thẻ ngân hàng, không cung cấp cho người khác.

- Bảo quản thẻ: Nên cất thẻ tại các vị trí cố định, đảm bảo an toàn để tránh mất cắp hoặc hư hỏng thẻ, gây tốn phí làm lại hoặc có nguy cơ thiệt hại tài sản nếu kẻ gian đánh cắp được thông tin.

- Kiểm tra giao dịch bất thường: Nếu xuất hiện các giao dịch bất thường nên đối soát lại để đảm bảo không có việc chi tiêu ngoài mong muốn.

- Liên hệ tới tổng đài khi có sự cố: Khi gặp các sự cố như mất thẻ, nuốt thẻ...người dùng cần liên hệ tới tổng đài hỗ trợ hoặc nhờ bố mẹ để giải quyết nhanh chóng.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Trong thời gian gần đây, hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn bị phát hiện và triệt phá, phản ánh thực trạng đáng báo động về mức độ phổ biến và nguy hiểm của nạn sữa giả tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Gần đây, nhiều người dân phản ánh nhận được các cuộc gọi hiển thị dưới dạng Lockchip, Lock247… thay vì số điện thoại thông thường. Đây là hình thức lừa đảo mới, khiến nhiều người hoang mang vì không rõ ai đứng sau những số này và tại sao kẻ gian có thể sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa đảo?

fb yt zl tw