Lương duyên nghệ thuật và đời sống

LCĐT - Ngoài 40 tuổi, chưa khi nào niềm đam mê hội họa vơi bớt trong chị, có những đêm thức đến sáng chỉ để đau đáu “khai thông” cho một bức họa còn những hạt màu li ti chưa ưng ý. Đó là nữ họa sỹ Hiền Lương, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh.

Lương duyên nghệ thuật và đời sống ảnh 1
Họa sỹ Hiền Lương trong một tiết giảng bài tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai.

Theo đề nghị của phóng viên về việc chụp ảnh minh họa cho bài viết nên cuộc hẹn đầu tiên của tôi được nữ họa sỹ Hiền Lương, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh bố trí tại giảng đường tầng 4 trong tiết giảng mỹ thuật cho sinh viên năm thứ 3, Khoa Mầm non, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai - nơi họa sỹ công tác.

Những tác phẩm tiêu biểu của họa sỹ Hiền Lương.
Những tác phẩm tiêu biểu của họa sỹ Hiền Lương.

Nhìn thoáng qua, phòng học mỹ thuật rộng rãi nhưng có lẽ là nhiều đồ vật nhất trong các môn học, bởi những tủ tường trưng bày hàng trăm mẫu đất nặn, các sản phẩm cắt dán, thủ công, cắm hoa. Phía cuối lớp học là nhiều giá vẽ với các bức họa mẫu bằng tranh sơn dầu; sản phẩm điêu khắc là những bức nhân tượng bằng thạch cao trắng. Trên bục giảng, giảng viên môn mỹ thuật Hiền Lương say sưa nói về vẻ đẹp, nội dung nghệ thuật, ý nghĩa giáo dục, chính trị của bức họa “Bác Hồ với đồng bào vùng cao”. Thời gian còn lại của tiết học, giảng viên cho sinh viên thực hành môn làm tranh bằng việc xé, dán giấy màu, dòng tranh đơn giản, dễ chuẩn bị chất liệu, dễ thực hiện. Chỉ tay vào những sinh viên đang cặm cụi sáng tạo một cách nghiêm túc, họa sỹ Hiền Lương bảo: Các em đang thực hành kỹ năng, kiến thức mỹ thuật, cách tạo hình cơ bản nhất nhưng rất quan trọng đối với giáo viên mầm non, vì chỉ giáo viên hiểu về mỹ thuật mới định hướng, khơi gợi cảm hứng, nuôi dưỡng tâm hồn hội họa ngay từ những “hạt mầm” là các bé ở độ tuổi mầm non.

Nhiều tác phẩm của Hiền Lương đã đoạt Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật của tỉnh và vùng Trung du, miền núi phía Bắc.
Nhiều tác phẩm của Hiền Lương đã đoạt Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật của tỉnh và vùng Trung du, miền núi phía Bắc.

Sau tiết giảng, họa sỹ Hiền Lương dành cho phóng viên quãng thời gian vừa đủ để biết thêm về mối “lương duyên” giữa đời sống và nghệ thuật hội họa. Họa sỹ Hiền Lương quê ở thành phố Hải Phòng, vốn đam mê với nghệ thuật hội họa từ thủa ấu thơ, cũng bởi thế mà khi tốt nghiệp trung học phổ thông, chị đã lựa chọn ngôi trường sư phạm, chuyên ngành mỹ thuật để sau này vừa có cơ hội tìm việc làm, vừa “giữ lửa” với cọ, màu, khung, giá vẽ. Trong quá trình công tác, chị còn học tập, phấn đấu để có tấm bằng thạc sỹ tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. “Nghệ thuật không có tuổi”, họa sỹ Hiền Lương khẳng định như thế khi ứng với chính mình.

Họa sỹ Hiền Lương hiện đang là giảng viên mỹ thuật của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai.
Họa sỹ Hiền Lương hiện đang là giảng viên mỹ thuật của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai.

Ngoài 40 tuổi, chưa khi nào niềm đam mê hội họa vơi bớt trong chị, có những đêm thức đến sáng chỉ để đau đáu “khai thông” cho một bức họa còn những hạt màu li ti chưa ưng ý. Họa sỹ Hiền Lương bảo, ngoài giờ giảng trên giảng đường đại học, chị dành phần lớn thời gian cho sáng tác, cho việc lang thang đây đó để dung nạp thêm chất liệu đời sống trong các bức họa. Ngôi nhà của gia đình được thiết kế thêm tầng thứ ba cũng chỉ để phục vụ chị vẽ, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.

Họa sỹ Hiền Lương quan niệm: "Đời sống là chất liệu của hội họa, công việc và đam mê nghệ thuật là nguồn nuôi dưỡng cuộc sống".
Họa sỹ Hiền Lương quan niệm: "Đời sống là chất liệu của hội họa, công việc và đam mê nghệ thuật là nguồn nuôi dưỡng cuộc sống".

Ngoài công tác chuyên môn, niềm đam mê mỹ thuật, chị Hiền Lương còn nhiệt thành với công tác hội, đặc biệt là từ khi chị giữ vai trò Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh. Chi hội Mỹ thuật tỉnh hiện có 17 hội viên, 5 người là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, trong đó có những họa sỹ tên tuổi đã vượt ra ngoài  tỉnh, khu vực như các họa sỹ Đỗ Chung, Nguyễn Lê, Hiền Lương... Đó là những “bóng cả” dẫn dắt, cổ vũ phong trào sáng tác nghệ thuật trong các hội viên mỹ thuật tỉnh Lào Cai. Trung bình mỗi năm, các hội viên có 50 tác phẩm dự thi các triển lãm khu vực, triển lãm chuyên đề toàn quốc, trong đó có những tác phẩm đã đoạt giải ở cấp độ khác nhau.

Văn hóa đặc sắc vùng cao Lào Cai luôn là chủ đề chủ đạo trong sáng tác nghệ thuật của họa sỹ Hiền Lương.
Văn hóa đặc sắc vùng cao Lào Cai luôn là chủ đề chủ đạo trong sáng tác nghệ thuật của họa sỹ Hiền Lương.

Họa sỹ Hiền Lương cho rằng số lượng hội viên cấp tỉnh, cấp trung ương của Lào Cai đông hơn nhiều tỉnh trong khu vực đã phần nào phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội toàn diện của tỉnh. Ngoài ra, Lào Cai còn là miền đất hội tụ nhiều tài năng, nơi có kho tàng văn hóa đậm đà, giàu bản sắc, có lịch sử dân tộc hào hùng, có những thắng cảnh thiên nhiên đẹp, đó là nguồn cảm hứng, chất liệu vô tận nuôi dưỡng tâm hồn người nghệ sỹ.

Hiền Lương là 1 trong 2 họa sỹ của Lào Cai nhận bằng thạc sĩ tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội.
Hiền Lương là 1 trong 2 họa sỹ của Lào Cai nhận bằng thạc sĩ tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội.

Họa sỹ Hiền Lương chưa bao giờ thỏa mãn với những thành tích và hoạt động phong trào của các hội viên và Chi hội Mỹ thuật, trăn trở lớn nhất của chị tới nay vẫn là Lào Cai có nhiều tài năng nhưng chưa ai thực sự “sống khỏe” hoàn toàn từ hội họa. Lào Cai vẫn thiếu những họa sỹ bán được tranh hoặc mở Gallery “ăn khách”, họ vẫn phải dựa chủ yếu vào “nghề tay phải” để nuôi đam mê “tay trái” như mối lương duyên, biện chứng giữa đời sống và nghệ thuật. Lương duyên ấy mãi tồn tại khi vẻ đẹp của thế giới, cái đẹp trong tâm hồn nghệ sỹ vẫn mãi như một thực thể vĩnh hằng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đưa bộ trang phục áo dài Nhật Bình nằm trong bộ sưu tập đặc biệt của Nhà thiết kế Cao Minh Tiến tham gia trưng bày tại Gala và Triển lãm thời trang Ngoại giao đoàn tại thủ đô Washington D.C.

fb yt zl tw