Lối đi mới cho chăn nuôi

Nhiều mô hình chăn nuôi sáng tạo đem lại hiệu quả kinh tế cao từ việc tận dụng phụ phẩm ngành nông nghiệp, giảm lệ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu
Ngành chăn nuôi Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nên khi giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục, kéo giá thành sản xuất tăng. Trong khi đó, nguồn phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất đa dạng, hoàn toàn có thể trở thành "kho thức ăn" khổng lồ cho ngành chăn nuôi nếu biết cách khai thác.
Lãi lớn từ phụ phẩm
Là doanh nghiệp (DN) mới tham gia chăn nuôi heo gần đây nhưng Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã gây chú ý trong dư luận với mô hình "heo ăn chuối" ở quy mô công nghiệp khi đặt mục tiêu xuất chuồng 1 triệu con heo vào năm 2023 (khoảng 2.700 con/ngày). 
Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) xem đây là "bí kíp" để có thể đưa HAGL đạt mức lợi nhuận "ngàn tỉ đồng" mỗi năm, giúp ông tự tin trả được nợ và đưa tập đoàn trở lại thời hoàng kim. Chỉ riêng trong 7 tháng đầu năm 2022, HAGL đã đạt doanh thu 2.260 tỉ đồng, lợi nhuận 657 tỉ đồng, tăng gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước và hoàn thành 58% kế hoạch cả năm 2022.
Cũng trong thời gian này, HAGL đã xuất chuồng 106.000 con heo thịt, tương đương hơn 500 con/ngày, không chỉ tạo ra doanh thu cho mảng chăn nuôi mà còn nguồn thu từ cây ăn trái cũng rất lớn, cụ thể là chuối. Trong báo cáo công bố giữa tháng 8, HAGL cho biết đã xuất bán hơn 38.500 tấn chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc.
Theo kỹ sư Trần Văn Dai, thành viên độc lập HĐQT HAGL, quả chuối có rất nhiều dưỡng chất như: tinh bột, đường, kali, vitamin và các chất xơ nên không chỉ tốt cho người mà còn vật nuôi. Từ đặt hàng của bầu Đức là "làm sao heo có thể ăn được chuối", bởi nguồn chuối loại sau tuyển chọn để xuất khẩu của HAGL quá nhiều, lên đến cả 100.000 tấn/năm, ông đã phải dày công nghiên cứu ra mô hình "heo ăn chuối", chưa có nơi nào trên thế giới từng làm.
Cụ thể, kỹ sư Trần Văn Dai đã tìm ra công thức sản xuất thức ăn từ nguyên liệu quả chuối, kết hợp cùng thảo dược tự nhiên thay thế kháng sinh giúp heo mau lớn và thịt thơm ngon hơn. Việc sử dụng bột chuối làm thức ăn cho heo đã giúp HAGL giảm lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cần nhập và còn giúp giá thành heo hơi rẻ hơn thị trường khá nhiều. Nhờ đó, HAGL đã tự tin tham gia thị trường thịt heo thương hiệu mang tên Bapi với các sản phẩm tươi (dạng mát) và thực phẩm chế biến từ thịt heo ra mắt đầu tháng 8 vừa qua.
Từ thành công của mô hình "heo ăn chuối", HAGL đang phát triển tiếp mô hình "gà ăn chuối" với giống gà ta Bình Định nổi tiếng với quy mô 100.000 con trên diện tích 2 ha ở huyện Mang Yang (Gia Lai). Dự kiến, "gà ăn chuối" HAGL sẽ ra mắt thị trường vào tháng 11 cùng với dạng sản phẩm tươi sau giết mổ và một số sản phẩm chế biến như: gà ủ muối, gà xông khói…
Tại Đồng Nai, gần đây xuất hiện mô hình chăn nuôi bò thịt bằng phụ phẩm rau quả của ông Nguyễn Văn Ngọc (hội viên Hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai), quy mô khoảng 200 con. Ông Ngọc cho biết nguồn thức ăn cho bò được ông thuê gom từ các nhà máy chế biến rau quả và chợ đầu mối nông sản. 
"Tất cả vỏ mít, vỏ dứa, xác mía, vỏ xoài, thanh long,… đều là thức ăn yêu thích của bò. Nếu không được tận dụng, nguồn tài nguyên này bị xem là "rác", có thể gây ô nhiễm, nhà nước lại tốn tiền chôn hoặc đốt rất lãng phí. Nếu được tổ chức phân loại và sử dụng hợp lý sẽ giúp phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc" - ông Ngọc kiến nghị.
Thịt heo mắc như thịt bò
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Sơn, chủ trang trại Nam An Farm (Bình Dương), đã phát triển mô hình nuôi heo rừng lai theo kiểu chăn nuôi truyền thống từ năm 2014, quy mô vài con, nhờ có hiệu quả, đến nay đã tăng đàn lên gần 6.000 con. Đặc biệt, mô hình chăn nuôi này nói không với thức ăn công nghiệp mà sử dụng thức ăn thô như: rau trồng tại chỗ và mua thêm bắp, cám, tấm, đậu nành, bột cá… nên thời gian nuôi kéo dài lên đến 10-12 tháng, giá thành lên đến 100.000 đồng/kg heo hơi.
Hiện thịt heo rừng lai của Nam An Farm có giá tương đương thịt bò và được thị trường đón nhận tốt, mỗi ngày trang trại giết mổ khoảng 30 con.
Theo anh Nguyễn Văn Sơn, do chọn khởi nghiệp ở thị trường ngách nên quy mô không lớn, hiện trang trại không tăng đàn mà tiếp tục cải tiến quy trình, phát triển sản phẩm chế biến để gia tăng lợi nhuận.
TS Nguyễn Văn Bắc, Phó Trưởng Bộ phận Thường trực Nam Bộ (Trung tâm Khuyến nông quốc gia), cho biết ngành khuyến nông đã có nhiều giải pháp giúp nông dân chăn nuôi hiệu quả trước áp lực giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng. 
"Đối với chăn nuôi gia súc lớn đã có định hướng chuyển đổi các vùng đất lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ voi hay trồng bắp lấy thân làm thức ăn cho trâu, bò. Với chăn nuôi heo, gà, nông dân ở những vùng gần với nhà máy xay xát lúa gạo thay vì mua 4 bao thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có thể chỉ cần mua 1 bao thức ăn đậm đặc về tự phối trộn với phụ phẩm tấm, cám gạo với giá rẻ ở địa phương để có giá thành thấp. Đặc biệt, hiện nay có men vi sinh làm chín tinh bột, giúp vật nuôi tiêu hóa thức ăn tốt, giảm lượng thức ăn tiêu tốn, cũng là cách hạ giá thành" - TS Nguyễn Văn Bắc nói. 
(Theo NLĐ)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

Hội tụ đủ ba tiêu chí thiết thực: Mua dễ nhờ ưu đãi chồng ưu đãi, lái dễ vì xe nhỏ gọn, và chi phí sử dụng cực thấp, VinFast VF 3 đang trở thành lựa chọn hàng đầu để người trẻ “lên đời” 4 bánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 16/7, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa, nắm bắt tiến độ và đối thoại trực tiếp với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại các xã Khánh Hòa, Mường Lai và Lục Yên.

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) ĐÃ VÀ ĐANG TRỞ THÀNH LĨNH VỰC CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA NÓI CHUNG, ĐỊA PHƯƠNG NÓI RIÊNG. TẠI LÀO CAI, THỊ TRƯỜNG TMĐT NGÀY CÀNG ĐƯỢC MỞ RỘNG, VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG, NHIỀU ĐỐI TƯỢNG THAM GIA. VẤN ĐỀ NÀY ĐẶT RA NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ, ĐÒI HỎI CẦN CÓ GIẢI PHÁP KỊP THỜI VÀ PHÙ HỢP, TRÁNH THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản xuất lúa, Hà Nội đẩy mạnh phát triển vùng trồng tập trung theo hướng an toàn VietGAP, hữu cơ. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất sản phẩm an toàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu.

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn là nơi lưu giữ đa dạng sinh học phong phú bậc nhất khu vực Tây Bắc, với hàng nghìn loài động, thực vật quý hiếm, nhiều loài đặc hữu. Những năm qua, với nỗ lực của ngành chức năng và chính quyền địa phương, công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn có chuyển biến tích cực, khẳng định vai trò rừng đặc dụng trong chiến lược phát triển bền vững.

Đề xuất bán chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Đề xuất bán chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc, đề xuất áp dụng thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp Capital Gain Tax (CGT) - tức chỉ thu thuế khi nhà đầu tư có lãi từ giao dịch chuyển nhượng chứng khoán.

Chủ tịch nước Lương Cường: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển

Chủ tịch nước Lương Cường: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển

Chiều 15-7, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III), thành phố Hải Phòng phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề “Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới” tại Trung tâm Hội nghị biểu diễn thành phố.

fb yt zl tw