Logistics thông minh - "chìa khóa" giúp An Tín Logistics tạo lợi thế cạnh tranh

Là ngôi sao mới của thị trường logistics toàn cầu, ngành logistics Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Để giành lợi thế trên sân nhà, doanh nghiệp Việt đã chủ động tìm kiếm giải pháp, hướng đi mới nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

Cơ hội và thách thức đan xen

Với vai trò kết nối, hỗ trợ giao thương và thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, ngành logistics được ví như mạch máu của nền kinh tế. Nhờ lợi thế nằm ở trung tâm châu Á - Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế; sở hữu đường bờ biển dài, nhiều địa điểm có thể xây cảng nước sâu, tốc độ tăng trưởng kinh tế lạc quan, sản xuất duy trì ổn định, Việt Nam được kỳ vọng sẽ sớm trở thành “ngôi sao logistics” của khu vực trong thời gian tới.

Thực tế, trong những năm gần đây, logistics là ngành tăng trưởng nhanh và ổn định tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14-16%/năm, quy mô 40-42 tỷ USD/năm. Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương, số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics tăng mạnh, đóng góp không nhỏ đưa kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021. Điều này đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu.

Ngành logistics Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.

Mặc dù có bước phát triển nhảy vọt nhưng theo nhiều chuyên gia, ngành logistics Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một trong những hạn chế lớn của ngành là chi phí dịch vụ còn cao; chưa hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp logistics có quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường, thúc đẩy ngành logistics phát triển...

Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), cùng với đó là sự phát triển mạnh của thương mại điện tử, các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, để duy trì và tăng cường vị thế, các doanh nghiệp cần liên tục đổi mới và tạo ra giá trị khác biệt để thu hút khách hàng và đối tác nếu không muốn thua thiệt trong cuộc đua ngay trên sân nhà.

Biến cạnh tranh thành động lực phát triển

CTCP Liên vận An Tín (An Tín Logistics) - một thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings, không còn là cái tên xa lạ trong ngành logistics Việt Nam và khu vực. Từ xuất phát điểm là một đơn vị vận tải nhỏ, hoạt động trong phạm vi nội bộ, hiện An Tín Logistics đã vươn lên là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics Việt Nam.

Mặc dù có nhiều năm hoạt động trong ngành, nhưng cũng giống như nhiều doanh nghiệp logistics khác, An Tín Logistics phải đối mặt với bài toán làm thế nào để cạnh tranh với các “ông lớn” về logistics trên thế giới đang có mặt tại Việt Nam. Trước vấn đề đó, An Tín Logistics đã ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi số trong quy trình vận hành doanh nghiệp, nhằm tối ưu hóa hoạt động quản trị nội bộ và quản lý quan hệ khách hàng.

“Nhằm thay đổi cách thức vận hành truyền thống nặng về giấy tờ, thiếu chính xác và tốn kém thời gian, chúng tôi đã triển khai các phần mềm quản lý doanh nghiệp, và sắp tới sẽ phát triển mở rộng thành nền tảng thân thiện với khách hàng, để khách hàng có thể dễ dàng truy cập và theo dõi hàng hóa của mình đang ở đâu”, đại diện An Tín Logistics cho hay.

An Tín Logistics cung cấp giải pháp logistics toàn diện.

Ngoài đẩy mạnh số hóa, An Tín Logistics còn từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp giải pháp vận tải toàn diện, từ vận tải biển, đường bộ, đường sắt, hàng không cho đến dịch vụ hải quan và chứng từ xuất nhập khẩu…

Với năng lực vận chuyển 10 - 12 triệu teus/năm, mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các hãng tàu uy tín nhưng Maersk, Yang Ming, Cosco Shipping, Evergreen, HMM, KMTC, cùng hệ thống đại lý tại hơn 100 quốc gia, cảng lớn trên thế giới,… An Tín Logistics còn mạnh dạn triển khai dịch vụ “Door-to-door” từ khá sớm. Đây là dịch vụ vận tải - thủ tục hải quan trọn gói, từ kho gửi hàng đến kho nhận hàng, với nhiều ưu điểm, được người tiêu dùng, các doanh nghiệp và tổ chức lớn trên thế giới ưa chuộng.

“Với dịch vụ Door-to-door, hàng hóa sẽ không bị vỡ, hỏng, mất mát hoặc nhầm lẫn với chế độ bảo hiểm an toàn. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ tra cứu thông tin đơn hàng, giúp khách hàng biết được hiện trạng của hàng hóa, để họ cảm thấy an tâm hơn trong suốt quá trình vận chuyển”, đại diện An Tín Logistics cho biết.

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các giải pháp vận tải đơn thuần, An Tín Logistics còn đầu tư nguồn lực để phát triển dịch vụ logistics khép kín, với hệ thống kho bãi đặt tại tỉnh Hải Dương - đầu mối giao lưu kinh tế, thương mại, trung chuyển hàng hóa tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Hệ thống kho bãi hiện đại và đạt chuẩn của An Tín Logistics.

“Chúng tôi luôn cố gắng mang đến các giải pháp logistics tốt và phù hợp nhất với từng khách hàng và đối tác. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là đưa An Tín Logistics vươn ra toàn cầu, khẳng định năng lực của các doanh nghiệp logistics Việt không hề thua kém các doanh nghiệp ngoại, để Việt Nam thực sự là ngôi sao sáng trên thị trường logistics khu vực và toàn cầu”, đại diện An Tín Logistics chia sẻ.

Để nắm bắt tiềm năng to lớn của lĩnh vực logistics, trong thời gian tới, An Tín Logistics sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, kết nối sâu hơn với thị trường vận tải quốc tế, thành lập các văn phòng đại diện trên thế giới, trong đó tập trung vào các thị trường chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu…


Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác Ban Quản lý Dự án xử lý rác thải Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm và làm việc tại tỉnh Lào Cai

Đoàn công tác Ban Quản lý Dự án xử lý rác thải Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm và làm việc tại tỉnh Lào Cai

Ngày 6/9, Đoàn công tác Ban Quản lý Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc với Hội Nông dân tỉnh và thăm một số mô hình xử lý rác thải tại tỉnh Lào Cai.

Tập trung vào 2 nhóm nhiệm vụ trọng tâm là thu ngân sách nhà nước và giải ngân vốn đầu tư công

Tập trung vào 2 nhóm nhiệm vụ trọng tâm là thu ngân sách nhà nước và giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 6/9, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 9 của UBND tỉnh nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024; nhiệm vụ chủ yếu tháng 9 năm 2024 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Sáng 6/9, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ nông dân tham gia mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè trên sông Chảy, tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên.

Giá vàng ngày 6/9: Thế giới tăng mạnh, trong nước vàng nhẫn neo quanh mức đỉnh

Giá vàng ngày 6/9: Thế giới tăng mạnh, trong nước vàng nhẫn neo quanh mức đỉnh

Giá vàng thế giới hôm nay (6/9) “tỏa sáng” khi cổ phiếu và tiền điện tử trượt dốc, các nhà giao dịch đặt cược vào 4 lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024, tăng mạnh lên mức 2.516 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 80,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC neo quanh mức đỉnh 78,6 triệu đồng/lượng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc tại Văn Bàn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc tại Văn Bàn

Sáng 5/9, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc tại huyện Văn Bàn về tiến độ giải ngân các dự án xây dựng cơ bản, tình hình triển khai Nghị quyết 50-NQ/TU ngày 3/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ người có công với cách mạng, hộ thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Văn Bàn.

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, Lễ hội sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng với thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả đã được phép nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Vẫn khó quản lý thuế từ hoạt động livestream bán hàng

Vẫn khó quản lý thuế từ hoạt động livestream bán hàng

Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh, tuy nhiên, do tính chất đặc thù của thương mại điện tử nên cơ quan thuế gặp không ít khó khăn trong quá trình quản lý và thu thuế đối với lĩnh vực này, nhất là các hoạt động livestream bán hàng nở rộ trên các sàn thương mại điện tử cũng như các trang mạng xã hội.

Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía Bắc phát triển

Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía Bắc phát triển

Các tỉnh biên giới phía Bắc hiện có 8 khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Từ nguồn ngân sách và các nguồn vốn huy động, nhiều năm qua, các tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, vận hành nền tảng cửa khẩu số giúp giảm chi phí, thời gian thông quan. Nhờ đó, khu vực cửa khẩu ngày càng trở thành vùng kinh tế động lực, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Điện lực Bắc Hà nỗ lực khắc phục sự cố hệ thống điện trong mùa mưa bão

Điện lực Bắc Hà nỗ lực khắc phục sự cố hệ thống điện trong mùa mưa bão

Thời gian vừa qua, địa bàn do Điện lực Bắc Hà (PC Lào Cai) quản lý trải qua mưa to kéo dài, giông sét và gió mạnh trên diện rộng, gây sạt lở đất và lũ quét. Các hiện tượng thời tiết cực đoan này đã ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống lưới điện, gây khó khăn trong công tác khắc phục sự cố tại các khu vực thuộc huyện Bắc Hà và Si Ma Cai.

fbytzltw