Lộ diện 2 ngân hàng sắp được chuyển giao bắt buộc

Hai ngân hàng này sẽ được thực hiện lễ chuyển giao bắt buộc trong năm 2024 hoặc 2025.

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 7/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực rà soát tình hình tài chính và chuẩn bị sẵn sàng tài liệu sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng. Hai ngân hàng còn lại, trong nhóm các ngân hàng yếu kém, Thống đốc cho biết NHNN đang chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện nhanh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Về hai ngân hàng “0 đồng” sắp được chuyển giao, theo nguồn tin của VietNamNet, một trong hai ngân hàng là OceanBank đang trong quá trình hoàn tất những thủ tục cuối cùng để được chuyển giao về Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).

Ngân hàng còn lại là CBBank cũng đã có phương án xử lý, qua những động thái của các bên liên quan, có thể thấy nhà băng này sẽ được chuyển giao bắt buộc về Vietcombank.

Theo dự kiến OceanBank và CBBank sẽ được chuyển giao bắt buộc trong năm 2024 hoặc 2025.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên Vietcombank 2024, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng cho biết, ngân hàng đã hoàn thiện phương án, đang trình NHNN phê duyệt. Theo kế hoạch đang triển khai thì sẽ trong năm 2024. Để chuẩn bị, Vietcombank đã có giải pháp cụ thể, không bị động, đảm bảo suôn sẻ, đúng lộ trình.

Dù Vietcombank chưa chính thức công bố về danh tính ngân hàng mà nhà băng này sẽ nhận chuyển giao bắt buộc, song lãnh đạo Ngân hàng Xây Dựng (CBBank) từng xác nhận CBBank sẽ chuyển giao bắt buộc về Vietcombank.

Ngay từ năm 2015, Vietcombank đã hỗ trợ về kỹ thuật cho CBBank. Đến nay, đã triển khai phương án hỗ trợ kỹ thuật ngân hàng. Năm 2022, Vietcombank đã cho CBBank vay 10.000 tỷ đồng và 6.700 tỷ đồng vào năm 2023.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MB Lưu Trung Thái nói nhà băng này "sẵn sàng với nhiệm vụ được giao, chỉ còn chờ Chính phủ duyệt". Ban lãnh đạo ngân hàng này cũng thông tin rằng đã hoàn tất thủ tục nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém, kỳ vọng sẽ hoàn thành trong năm 2024 hoặc 2025.

Trước đó, tại nhiều hội nghị Triển khai nhiệm vụ kinh doanh của Oceanbank, các lãnh đạo cao nhất của MB đều tham dự.

Hiện nay 4 ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu đang được kiểm soát đặc biệt gồm: Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu (GPBank), Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank).

Ngoài 4 ngân hàng nói trên, NHNN cũng đang triển khai các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đánh giá tổng thể thực trạng và chủ trương cơ cấu lại để có cơ sở xây dựng phương án cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), từ đó sẽ có báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt. SCB là ngân hàng mới nhất bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022.

Việc kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.

Trong lịch sử ngành ngân hàng, đã có nhiều ngân hàng từng rơi vào trường hợp kiểm soát đặc biệt nhưng sau đó đã phục hồi và phát triển mạnh.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai có chiều dài khoảng 49,47 km. Hầu hết các vị trí đi qua đều nằm trên đồi núi cao, địa bàn thi công khó khăn, trong khi thời gian thi công rất gấp. Tuy nhiên, với quyết tâm đưa dự án về đích đúng kế hoạch, Ban Quản lý dự án Điện 1 đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương và nhà thầu mở đường công vụ, dồn lực thi công.

fb yt zl tw