Lở đất ở Papua New Guinea khiến hơn 100 người thiệt mạng

Ước tính hơn 100 người đã thiệt mạng trong một vụ lở đất xảy ra vào rạng sáng nay (24/5) ở một ngôi làng hẻo lánh ở phía Bắc Papua New Guinea.

Vụ lở đất xảy ra vào khoảng 3 giờ sáng 24/5 (giờ địa phương) tại làng Kaokalam thuộc tỉnh Enga, cách thủ đô Port Mosby khoảng 600km về phía Bắc. Đài Phát thanh Truyền hình Australia và các phương tiện truyền thông địa phương ước tính hơn 100 người đã thiệt mạng. Truyền thông địa phương lo ngại số người thiệt mạng có thể cao hơn do lở đất xảy ra khi người dân đang ngủ.

Hiện trường vụ lở đất ở Maip Mulitaka, tỉnh Enga, Papua New Guinea. Ảnh: AFP/Getty Images
Hiện trường vụ lở đất ở Maip Mulitaka, tỉnh Enga, Papua New Guinea. Ảnh: AFP/Getty Images

Truyền thông khu vực đưa tin vụ lở đất ảnh hưởng tới các hoạt động tại mỏ khai thác vàng Porgera do công ty Barrick Gold vận hành. Nhiều hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy người dân địa phương đang nỗ lực kéo thi thể các nạn nhân bị vùi lấp trong đất đá và cây cối đổ gãy nhưng cho biết rất khó để xác định vị trí các thi thể. Một tuyến đường dẫn tới thị trấn Porgera cũng đã bị phong tỏa vì đất sạt lở.

Thủ tướng Papua New Guinea, ông James Marape cho biết vẫn chưa được thông báo đầy đủ về tình hình nhưng đảm bảo rằng các cơ quan liên quan đang nỗ lực cứu hộ người dân. Hiện hoạt động cứu hộ đang được tiến hành để giải cứu người bị mắc kẹt dưới những ngôi nhà bị chôn vùi hoặc dưới đống đổ nát.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw