Liên minh châu Âu hoãn triển khai hệ thống kiểm soát biên giới mới

Liên minh châu Âu (EU) thông báo việc triển khai hệ thống kiểm soát biên giới tự động mới dành cho công dân ngoài EU sẽ bị hoãn lại vì các quốc gia như Pháp, Đức và Hà Lan chưa sẵn sàng thực hiện.

Một khu vực gần biên giới Đức-Ba Lan, ngày 10/9/2024.
Một khu vực gần biên giới Đức-Ba Lan, ngày 10/9/2024.

Liên minh châu Âu (EU) ngày 10/10 thông báo việc triển khai hệ thống kiểm soát biên giới tự động mới dành cho công dân ngoài EU sẽ bị hoãn lại do một số quốc gia chưa sẵn sàng thực hiện.

Hệ thống nhập cảnh/xuất cảnh (EES), được thiết kế để loại bỏ việc đóng dấu hộ chiếu thủ công, ban đầu dự kiến bắt đầu vào ngày 10/11.

Tuy nhiên, phát biểu với báo giới sau cuộc họp của các Bộ trưởng Nội vụ EU tại Luxembourg, Ủy viên nội vụ châu Âu, Ylva Johansson, cho biết thời điểm này "không còn khả thi" vì các quốc gia như Pháp, Đức và Hà Lan chưa sẵn sàng triển khai hệ thống.

Bà cũng bày tỏ hy vọng hệ thống có thể được bắt đầu càng sớm càng tốt, nhưng hiện tại chưa có lịch trình cụ thể.

Quan chức này cho biết thêm Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét một phương pháp tiếp cận theo từng giai đoạn, bắt đầu từ việc triển khai tại một số điểm kiểm soát biên giới.

Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào đánh giá pháp lý. Ngoài ra, có những lo ngại về "tính ổn định của hệ thống" khi triển khai thực tế.

Hệ thống EES được thiết kế để thu thập thông tin chi tiết và dữ liệu sinh trắc học - bao gồm hình ảnh khuôn mặt và dấu vân tay - của du khách khi họ nhập cảnh vào khối.

Hệ thống này sẽ tự động ghi lại thời gian nhập cảnh và xuất cảnh, giúp theo dõi những người ở quá hạn và những trường hợp bị từ chối nhập cảnh.

Hệ thống EES được phê duyệt lần đầu vào năm 2017 với mục tiêu thay thế hoàn toàn việc đóng dấu hộ chiếu thủ công.

Tuy nhiên, kế hoạch triển khai hệ thống này đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ ùn tắc và kéo dài thời gian chờ đợi, có thể lên tới 14 giờ, đối với hành khách khi nhập cảnh vào châu Âu qua các phương tiện như tàu hỏa, phà và máy bay.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw