Liên minh 11 đảng nỗ lực giành quyền lập Chính phủ Thái Lan

Chiều nay, Liên minh do đảng Vì nước Thái thành lập đã có thêm 2 đảng mới gia nhập là đảng Quốc gia Thái Lan thống nhất và đảng Quyền lực nhà nước nhân dân.

Lãnh đạo Pheu Thai Cholnan Srikaew (ngồi, thứ ba từ phải sang) thông báo về liên minh 11 đảng tại Quốc hội chiều 21/8.
Lãnh đạo Pheu Thai Cholnan Srikaew (ngồi, thứ ba từ phải sang) thông báo về liên minh 11 đảng tại Quốc hội chiều 21/8.

Với số ghế kiểm soát tại Hạ viện, liên minh kỳ vọng sẽ có đủ số phiếu ủng hộ giành quyền thành lập chính phủ mới trong vòng bỏ phiếu thứ ba của Quốc hội Thái Lan diễn ra vào ngày mai.

Liên minh do đảng Vì nước Thái thành lập có 11 đảng, nắm giữ 314 ghế tại Hạ viện gồm 500 ghế, trong đó có 76 ghế thuộc 2 đảng mới gia nhập.

Do Hiến pháp Thái Lan không bắt buộc một ứng cử viên thủ tướng phải là nghị sĩ nên liên minh do đảng Vì nước Thái thành lập có thể sẽ đề cử ông Srettha Thavisin, một trong ba ứng cử viên thủ tướng của đảng Vì nước Thái, để Quốc hội bỏ phiếu bầu làm thủ tướng thứ 30 của nước này.

Phiên họp chung của Quốc hội Thái Lan để bầu thủ tướng mới sẽ bắt từ 10h sáng mai và dành 5 tiếng để các nghị sĩ thảo luận. Cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng dự kiến được tiến hành vào khoảng 15h và kết thúc vào 17h30 cùng ngày.

Để giành quyền thành lập nội các, ông Srettha cần thêm sự ủng hộ của ít nhất 61 nghị sĩ nữa để có đủ số phiếu tối thiểu, tức 375 phiếu, của lưỡng viện Quốc hội gồm 749 thành viên.

Theo quy định, sau khi được Quốc hội bầu, Thủ tướng Thái Lan sẽ thành lập nội các trình Nhà Vua phê chuẩn. Nội các mới sẽ bắt đầu làm việc ngay sau khi các Bộ trưởng tuyên thệ nhậm chức trước Nhà Vua. Trong thời gian này, chính phủ lâm thời vẫn tiếp tục điều hành đất nước.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw