Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

2.jpg
Gặp mặt báo chí thông tin về Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024.

Ngày 22/7, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị gặp mặt báo chí thông tin về Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024.

Liên hoan diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Liên hoan truyền hình toàn quân là dịp để Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đánh giá chất lượng hoạt động truyền hình của các đơn vị quân đội trong sự phối hợp các báo, đài trên toàn quốc.

Đây là dịp để những người làm truyền hình trong toàn quân gặp gỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ báo chí - truyền hình trước xu hướng phát triển của truyền hình hiện đại cũng như trước yêu cầu nâng cao chất lượng các chương trình tuyên truyền về đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; về các hoạt động quân sự - quốc phòng và công tác Đảng, công tác chính trị gắn với ba chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng thời, lan tỏa hơn nữa hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới trên các đài truyền hình trung ương, khu vực và địa phương cũng như trên các nền tảng mạng xã hội.

Thiếu tướng Nguyễn Kim Tôn, Giám đốc Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội, Trưởng ban tổ chức phát biểu khai mạc.
Thiếu tướng Nguyễn Kim Tôn, Giám đốc Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội, Trưởng ban tổ chức phát biểu khai mạc.

Thiếu tướng Nguyễn Kim Tôn, Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội, Trưởng Ban tổ chức Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 khẳng định: Từ năm 1995 đến nay, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức 13 kỳ Liên hoan với mật độ định kỳ 5 năm hai lần. Sự thành công của 13 kỳ Liên hoan trước luôn có sự đóng góp vô cùng quan trọng của công tác tuyên truyền.

Các cơ quan báo chí trong toàn quốc đã luôn đồng hành, cổ vũ, động viên những người làm truyền hình trong Quân đội bằng cách tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa của Liên hoan; đăng tải, phát sóng các tác phẩm dự thi, nhất là những tác phẩm đoạt giải và về các hoạt động tại liên hoan cũng như sự trưởng thành của đội ngũ những người làm truyền hình trong Quân đội.

Thiếu tướng Nguyễn Kim Tôn cũng cho biết: Ban tổ chức đã nhận được 419 tác phẩm tham dự liên hoan ở bốn thể loại: 211 phóng sự, 63 phim tài liệu, 24 chương trình khoa giáo, 121 chuyên mục, do 136 đơn vị trong toàn quân gửi về dự liên hoan. . Cơ cấu giải thưởng Liên hoan: Giải vàng: 10-15%, giải bạc: 20-25%, Bằng khen cho tác giả có tác phẩm tốt: 35%.

Trong khuôn khổ liên hoan lần này, ngoài hoạt động trao đổi, học hỏi thông qua các tác phẩm dự thi, Ban tổ chức sẽ tổ chức các hoạt động: Tọa đàm nghiệp vụ với chủ đề “Đổi mới, nâng cao chất lượng các Chuyên mục Quốc phòng toàn dân, Vì chủ quyền An ninh biên giới"; Triển lãm hình ảnh về các hoạt động báo chí trong toàn quân do các đơn vị gửi về; Triển lãm Kỹ thuật - Công nghệ truyền hình với sự tham gia của 06 công ty.

Các hoạt động trên sẽ giúp các đại biểu tham dự có điều kiện thảo luận, chia sẻ sâu hơn về kinh nghiệm làm nghề cũng như tiếp cận với những kỹ thuật công nghệ truyền hình mới hiện nay.

Bên cạnh đó, các đại biểu sẽ được tham gia hoạt động thực tế tại di tích lịch sử tại ATK, Khu tưởng niệm Thanh niên xung phong Đại đội 915, và các nhà máy Z115, Z131 và Z127 của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; được đến với không gian văn hóa trà do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức; đồng thời, còn có các hoạt động chính sách - dân vận tại một số xã ở Thái Nguyên.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, lan tỏa, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng. Không chỉ vậy, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài còn là một sứ giả để lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội; yêu cầu Ban tổ chức lễ hội thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

Tổ quốc

Tổ quốc

"Tổ quốc" là nhan đề bài thơ của tác giả Nguyễn Loan (thành phố Huế) được đăng tải trên báo Lào Cai cuối tuần, số 1001 ra ngày 31/8/2024. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Văn Bàn: [Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Những "địa chỉ đỏ" hút khách dịp Quốc khánh 2/9

Những "địa chỉ đỏ" hút khách dịp Quốc khánh 2/9

Những “địa chỉ đỏ” gắn liền với lịch sử và truyền thống cách mạng, như: Khu vực Quảng trường Ba Đình, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, di tích Nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường Cách mạng Tháng tám… thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan dịp nghỉ lễ Quốc khách 2/9.

fbytzltw