Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 sẽ khai mạc vào ngày 7/2

Với chủ đề “Hoa Đào Xứ Lạng - toả sắc muôn phương”, Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17/1/2025 đến 26/2/2025 (tức từ 18 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 29 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng sẽ khai mạc vào ngày 7/2/2025.
Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng sẽ khai mạc vào ngày 7/2/2025.

Lễ hội hoa đào Xứ Lạng là sự kiện văn hóa thường niên, tạo không gian văn hóa đặc sắc, mừng Đảng, mừng Xuân, góp phần quảng bá thương hiệu hoa đào Xứ Lạng, thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, thu hút du khách đến với Lạng Sơn - vùng đất biên cương của Tổ quốc.

Đêm khai mạc lễ hội sẽ diễn ra vào 20 giờ, ngày 7/2/2025 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội gồm: không gian quảng bá về hoa đào, quảng bá văn hóa, du lịch của tỉnh; xây dựng đường hoa xuân phục vụ nhân dân, du khách tham quan.

Hội chợ hoa đào gắn với tour tham quan trải nghiệm Sắc đào Xứ Lạng. Hội chợ năm nay có thêm nội dung thi gói bánh chưng và thi vẽ tranh); thi vườn đào đẹp và cây hoa đào đẹp; thi vẽ tranh hoa đào đẹp...

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng sẽ gắn với một số hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân tiêu biểu như: Phát động hưởng ứng mặc trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Lạng Sơn; tổ chức Hội báo xuân Xứ Lạng 2025; tổ chức chương trình nghệ thuật đêm giao thừa chào đón Xuân Ất Tỵ năm 2025; giao lưu nghệ thuật với Đoàn nghệ thuật Thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc…

Bên cạnh đó còn có hoạt động đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng lần thứ III năm 2025, với sự tham gia của một số tỉnh bạn; liên hoan diễn xướng Chầu văn Lạng Sơn mở rộng năm 2025; hội thi “Hương sắc ẩm thực Xứ Lạng” thành phố Lạng Sơn mở rộng năm 2025 và hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng…

Để phục vụ người dân và du khách, trong ngày nghỉ Tết Dương lịch, nhiều khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tập trung nâng cao chất lượng. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức các hoạt động, sự kiện hấp dẫn nhằm kích cầu, thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Nhờ đặc trưng của khí hậu, thổ nhưỡng, từ lâu Lạng Sơn được coi là xứ sở của hoa đào. Diện tích trồng đào ngày càng tăng qua các năm. Nhiều huyện có cả trăm héc-ta trồng đào với nhiều giống đào đẹp, độc đáo, quý hiếm cho giá trị kinh tế cao.

Xác định hoa đào là cây trồng có giá trị văn hóa, du lịch và kinh tế gắn với đời sống người dân, ngày 31/10/2018, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 2167/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển giá trị cây đào và tổ chức Lễ hội hoa đào Xứ Lạng. Từ đó đến nay, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, Lễ hội hoa đào Xứ Lạng được tổ chức cùng với nhiều hoạt động văn hóa đặc trưng gắn với đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn nhằm bảo tồn, gìn giữ, phát triển các giống đào quý của Xứ Lạng phục vụ phát triển kinh tế gắn với du lịch, dịch vụ…

Lạng Sơn cũng là vùng đất có nhiều tiềm năng về văn hóa, lễ hội có thể khai thác để phát triển du lịch, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân. Lễ hội hoa đào rất độc đáo, mang đến những nét mới, thể hiện tính gắn kết hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp với văn hóa, du lịch.

Theo baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw