Lào khánh thành và đưa vào sử dụng sân bay Nongkhang

Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng, góp phần cải thiện, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Lào nói chung và tỉnh Huaphanh nói riêng.

Các đại biểu làm lễ khánh thành, đưa vào sử dụng sân bay Nongkhang tại tỉnh Huaphanh, Lào.

Các đại biểu làm lễ khánh thành, đưa vào sử dụng sân bay Nongkhang tại tỉnh Huaphanh, Lào.

Ngày 15/5 tại huyện Samneua, tỉnh Huaphanh, Bắc Lào, diễn ra lễ bàn giao, khánh thành và đưa vào sử dụng sân bay Nongkhang.

Tham dự buổi lễ có Bộ trưởng Giao thông công chính Lào Ngarmpasong Meungmany; Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào; Bí thư, Tỉnh trưởng Tỉnh Huaphanh Vanxay Phengsoumma; đại diện Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Luang Prabang và các đơn vị liên quan của hai nước.

Theo Cục Hàng không Dân sự Lào, sân bay Nongkhang đóng vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế của tỉnh Huaphanh nói riêng và vùng Đông Bắc Lào nói chung, giúp kết nối nhanh chóng khu vực với thủ đô Vientiane và các địa phương khác.

Quang cảnh lễ ký kết bàn giao sân bay Nongkhang.

Quang cảnh lễ ký kết bàn giao sân bay Nongkhang.

Bên cạnh đó, sân bay Nongkhang nằm trong khu vực cửa ngõ giao thương kinh tế đường bộ giữa Lào và Việt Nam, là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu qua biên giới hai nước. Việc đưa sân bay đi vào hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và du lịch cho tỉnh Huaphanh nói riêng, của Lào nói chung.

Sân bay Nongkhang là dự án nằm trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng của Chính phủ Lào nhằm chuyển đổi Lào từ một quốc gia không có biển trở thành đất nước kết nối khu vực.

Dự án có tổng vốn đầu tư 82 triệu USD, sử dụng nguồn vốn vay của Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, theo hình thức Xây dựng-Chuyển giao (BT) giữa Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai với Chính phủ Lào.

Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn 3C của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO), có công suất phục vụ 100.000 lượt khách/năm và có thể đón máy bay từ 70 đến 100 chỗ ngồi.

Lễ đưa sân bay Nongkhang vào sử dụng.

Lễ đưa sân bay Nongkhang vào sử dụng.

Bí thư, Tỉnh trưởng Tỉnh Huaphanh Vanxay Phengsoumma cho biết, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế của Huaphanh gây ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Việc khánh thành, đưa sân bay Nongkhang vào sử dụng đáp ứng sự mong đợi của đồng bào các dân tộc tỉnh Huaphanh, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển về mọi mặt, là dấu mốc quan trọng trong sự hợp tác giữa hai nước Lào-Việt Nam.

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đánh giá, việc đưa sân bay Nongkhang vào hoạt động góp phần thúc đẩy kết nối, phát triển kinh tế-xã hội cho Lào nói chung, tỉnh Huaphanh nói riêng, đồng thời tô thắm thêm mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.

Công trình nhà ga sân bay Nongkhang.

Công trình nhà ga sân bay Nongkhang.

Theo Báo Nhân Dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok, trong trận động đất xảy ra hồi cuối tháng trước. Đợt giải ngân đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 18/4.

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí nước này đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật "ý nghĩa trọng đại" của chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025, cũng như những câu chuyện, kỷ niệm của nhà lãnh đạo với đất nước và con người Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam, cũng như quan hệ Trung Quốc-ASEAN, đồng thời tạo động lực mới cho sự phát triển hòa bình của khu vực và thế giới.

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

Một đại dịch khác sớm hay muộn sẽ xảy ra và đây không phải là một "rủi ro lý thuyết" mà là một "sự chắc chắn về dịch tễ học", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

fb yt zl tw