Lào Cai thuộc tốp các địa phương có tỷ lệ giảm nghèo cao nhất cả nước

Theo khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê, tỉnh Lào Cai xếp thứ 5 trong số 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhất cả nước giai đoạn 2006 - 2021. Tiếp nối kết quả đạt được ở giai đoạn trước, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (với tiêu chí được nâng lên), Lào Cai tiếp tục đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3 - 5%/năm trở lên theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều.

Trong đó, hộ nghèo tại các huyện nghèo, xã nghèo giảm từ 6%/năm trở lên; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3%/năm trở lên; giảm hộ cận nghèo hằng năm từ 2.000 hộ trở lên. Đến năm 2024, huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai cơ bản không còn hộ nghèo; đến năm 2025 huyện Bắc Hà thoát khỏi huyện nghèo.

Đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai tham dự buổi phát động phong trào trồng chè năm 2022 tại xã Bản Sen..jpg
Đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai thăm mô hình trồng chè tại xã Bản Sen (huyện Mường Khương).

Nhiều năm trước, gia đình chị Vương Vĩnh Phú ở tổ dân phố Mã Tuyển, thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương) từng là hộ nghèo. Tuy nhiên, cuộc sống hiện tại của gia đình chị Phú đã rất khác. Từ khi được Nhà nước hỗ trợ cho vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm, chị Phú đã đầu tư cải tạo đất để trồng quýt. Đến nay, gia đình chị có khoảng 4.000 cây quýt, mỗi năm cho thu hoạch 20 tấn quả, thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Chị Vương Vĩnh Phú, thị trấn Mường Khương được hỗ trợ vay 100 triệu đồng đầu tư mô hình trồng quýt ngọt.jpeg
Chị Vương Vĩnh Phú ở thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương) được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, nhờ đó thoát nghèo.

Đó là một minh chính rõ nét hiệu quả chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Lào Cai. Cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Lào Cai đã ban hành một số chính sách, cơ chế riêng hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo. Đó là Nghị quyết 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên đến hết năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, có xét đến năm 2030; Nghị quyết 06 ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh về việc sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay phát triển kinh tế - xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019 - 2025; Nghị quyết 26 ngày 4/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai…

Cùng với hàng chục hộ dân của xã được hỗ trợ vay vốn chuyển đổi mô hình kinh tế theo Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh về sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay phát triển kinh tế - xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019 - 2025, năm 2023, anh Chấu Seo Chu ở xã Hoàng Thu Phố (huyện Bắc Hà) quyết định chuyển đổi 0,3 ha đất nương sang trồng lê VH06.

"Được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho vay vốn, phát triển kinh tế, đồng thời được cán bộ xã, huyện nhiệt tình về hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lê để thu được năng suất cao nên tôi mạnh dạn làm, quyết tâm sớm thoát nghèo”, anh Chấu Seo Chu bày tỏ.

Sau 3 năm triển khai Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lào Cai đã gặt hái được nhiều “quả ngọt” trong giảm nghèo. Đến hết năm 2022, tỷ lệ giảm nghèo của tỉnh đạt 5,8% (tương đương giảm 9.770 hộ nghèo), vượt mục tiêu giảm nghèo của tỉnh đề ra (4,5%) và Trung ương giao (4%). Đặc biệt, tỷ lệ giảm nghèo tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ đã giảm 7,7% (vượt xa kế hoạch của tỉnh và Trung ương là giảm 6%/năm).

Để có “quả ngọt” như hiện tại, tỉnh Lào Cai đã có những cách làm sáng tạo trong công tác giảm nghèo. Đó là đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, vai trò chủ đạo của Nhà nước, đây là yếu tố quyết định đối với mục tiêu giảm nghèo bền vững; nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là người nghèo, cùng với sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư nhằm tạo thêm nguồn lực hỗ trợ cho người nghèo cải thiện cuộc sống; đổi mới quản lý nhà nước trong việc điều hành và phân công trách nhiệm…

Nhiều lao động nông thôn ở xã Cốc Mỳ (Bát Xát) được hỗ trợ học nghề.jpg
Nhiều lao động ở xã Cốc Mỳ (huyện Bát xát) được hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

Một điểm mới trong công tác giảm nghèo tại Lào Cai là ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm gắn trách nhiệm người đứng đầu với tinh thần “người dân hết nghèo, xã thoát nghèo thì lãnh đạo mới hoàn thành nhiệm vụ". Đến nay, Lào Cai có 8 đồng chí lãnh đạo trong Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với lãnh đạo các sở, ban, ngành trực tiếp nhận nhiệm vụ giúp đỡ 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh; chủ động thăm hỏi, động viên cán bộ và Nhân dân, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã, xây dựng kế hoạch công tác năm, chỉ đạo, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong giảm nghèo tại các xã.

Riêng trong năm 2022, tổng kinh phí xã hội hóa từ các hoạt động vận động giúp đỡ từ các đồng chí lãnh đạo được giao nhiệm vụ phụ trách 10 xã nghèo nhất của tỉnh là 2,38 tỷ đồng.

Từ Nghị quyết 06, cuộc sống của người dân tại các xã nghèo đang đổi thay từng ngày.jpeg
Đồng chí Trần Văn Cường (trái ảnh), Chủ tịch UBND xã Hoàng Thu Phố (huyện Bắc Hà) động viên người dân vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tại hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 đối với 3 Chương trình MTQG và phát triển kinh tế - xã hội tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết Lào Cai sẽ ưu tiên bố trí nguồn lực cao nhất cho 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, coi đây là nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong công tác giảm nghèo chung của tỉnh.

Năm 2022, tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã nghèo nhất của tỉnh đạt 11,1% (giảm 676 hộ), vượt kế hoạch năm đề ra. Thu nhập bình quân người dân năm 2022 ở 10 xã nghèo nhất đạt 19,2 triệu đồng/người/năm, tăng 5,2 triệu đồng/người so với năm 2020. Đây chính là những kết quả đáng ghi nhận của cả hệ thống chính trị - xã hội tỉnh Lào Cai với công cuộc giảm nghèo bền vững trong những năm qua.

Kết thúc năm 2022, tỉnh Lào Cai tiếp tục giảm thêm 9.770 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 19,3%. Dự kiến đến hết năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn hơn 14%. Hy vọng rằng với bản lĩnh vượt khó, kinh nghiệm, sáng tạo và đột phá trong tư duy xây dựng chính sách giảm nghèo và sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương, Lào Cai sẽ sớm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững trong thời gian gần nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân trẻ Lào Cai: Tiên phong đổi mới, kiến tạo giá trị

Doanh nhân trẻ Lào Cai: Tiên phong đổi mới, kiến tạo giá trị

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lào Cai thành lập năm 2002, hiện có hơn 80 hội viên, đến nay đã qua 4 kỳ đại hội. Những năm qua, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lào Cai đã làm tốt vai trò tập hợp, đoàn kết, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, doanh nhân trên địa bàn. Các hội viên tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đồng thời tích cực tham gia hoạt động an sinh, nhất là hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, tai nạn, rủi ro.

[Ảnh] Đồng Tuyển: Nông thôn mới kiểu mẫu vùng ven đô

[Ảnh] Đồng Tuyển: Nông thôn mới kiểu mẫu vùng ven đô

Nằm ở cửa ngõ phía Tây bắc của thành phố Lào Cai, xã Đồng Tuyển đã cán đích nông thôn mới năm 2015, hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao năm 2024. Có được kết quả này, ngoài sự quan tâm chỉ đạo linh hoạt của các cấp còn là sự quyết tâm, đồng lòng của người dân.

Sau thiên tai, Lào Cai tập trung cứu những cánh rừng

Sau thiên tai, Lào Cai tập trung cứu những cánh rừng

Sau trận mưa lũ vừa qua, rừng ở Lào Cai bị tàn phá do sạt lở, gió lốc, trong đó nhiều diện tích rừng bị thiệt hại nằm ở  khu vực địa hình hiểm trở, núi cao. Vì vậy, việc khắc phục diện tích rừng đã mất gặp nhiều khó khăn do địa hình dốc, lớp đất mặt không còn.

Đưa nông sản Việt vươn xa

Đưa nông sản Việt vươn xa

150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

Mở thêm tuyến xe vận tải khách từ Hà Nội đi Sa Pa

Mở thêm tuyến xe vận tải khách từ Hà Nội đi Sa Pa

Ngày 27/11, Sở Giao thông vận tải Lào Cai có văn bản thống nhất chủ trương với Sở Giao thông vận tải Hà Nội về việc tăng cường bổ sung danh mục, tổ chức đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh Lào Cai - Hà Nội.

fbytzltw