Lào Cai thực hiện Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình trong đó Dự án 1 giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Tỉnh Lào Cai gồm 25 dân tộc, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 66,2% dân số toàn tỉnh. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai có 138 xã, phường, thị trấn; trong đó có 66 xã khu vực III, 4 xã khu vực II, 68 xã khu vực I; có tổng số 1.298 thôn, tổ dân phố; trong đó 605 thôn đặc biệt khó khăn (bao gồm 3 thôn ĐBKK ở ngoài 138 xã DTTS); 152 thôn đặc biệt khó khăn (ở các xã ngoài xã khu vực III).

Toàn vùng có khoảng 141.683 hộ với 566,7 nghìn người. Trong đó có 26.791/179.305 hộ nghèo, chiếm 14,94% tổng số hộ trên địa bàn. Các dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn bao gồm: Mông; Dao, Nùng; Giáy, Phù Lá; Hà Nhì, Bố Y...

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS, tỉnh Lào Cai đang tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, Dự án 1 tập trung giải quyết vào các đối tượng chưa có đất ở, thiếu đất đất sản xuất nông nghiệp, đảm bảo các hộ được sắp xếp, ổn định dân cư.

Đầu năm 2023, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 04/2023/QĐ-UBND quy định một số nội dung về hỗ trợ đất ở và định mức đất sản xuất, để thực hiện Chương trình. Theo đó, quy định cụ thể về diện tích hỗ trợ tối thiểu và tối đa cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách của chương trình, được xác định theo các khu vực. Đối với đất sản xuất, quy định cụ thể định mức, hệ số quy đổi giữa các loại đất và cách xác định hộ thiếu đất sản xuất cho các loại đất.

Năm 2023 tổng kết giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt với kế hoạch được giao tỉnh đã hỗ trợ nhà ở cho 119 hộ; đầu tư 26 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho 3.560 hộ, giải ngân 19.386 triệu đồng, đạt 47,35% kế hoạch; thực hiện hỗ trợ cho 163 hộ mua sắm máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất); hỗ trợ 4.883 téc nước, bồn chứa nước và 4.825m ống dẫn nước/4.883 hộ. Cho vay đất ở 2.410 triệu đồng với 49 khách hàng; cho vay nhà ở 9.807 triệu đồng với 247 khách hàng; chuyển đổi nghề 33.276 triệu đồng với 408 khách hàng.

Năm 2024, tỉnh tiếp tục thực hiện giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS và MN. Theo Báo cáo của UBND tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024 UBND cấp huyện đã khẩn trương phê duyệt danh sách các hộ được hỗ trợ theo chương trình, đẩy nhanh tiến độ các nhà đang triển khai xây dựng chưa hoàn thành và đến nay đã thực hiện khởi công được 62 nhà, trong đó xây dựng hoàn thành được 7 nhà trên địa bàn tỉnh. Lũy kế kết quả thực hiện từ đầu chương trình đến nay xây dựng hoàn thành được 148/351 nhà, dự kiến phấn đấu sẽ xây dựng hoàn thành131 nhà còn lại trong năm 2024 (72 nhà tại huyện Bảo Yên không thực hiện do không còn đối tượng đủ điều kiện để được hỗ trợ nhà ở theo quy định)

Tiếp tục đầu tư công trình cấp nước sinhhoạt tập trung, thực hiện các thủ tục nghiệm thu công trình hoàn thành và thanh quyết toán các công trình. Cơ bản các địa phương tập trung thực hiện rà soát, lập danh sách các hộ thuộc diện được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: lập, trình phêduyệt dự toán và tổ chức mời thầu (huyện Bát Xát đã thực hiện cấp phát 286 téc nước cho 286 hộ hưởng lợi; đã giải ngân 465/18.194 triệu đồng, đạt 2,5% KH).

Ngoài ra việc Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết tập trung (03 dự án): Giải ngân 299 triệu đồng tại thôn Ta Khuấn, xã Sơn Thủy, huyện VănBàn (Đã xin ý kiến đồ án xong. Đang chờ phê duyệt quy hoạch chung của xãSơn Thủy); Dự án tại thôn Tả Pa Cheo, xã Pa Cheo và thôn Láo Vàng, xã Phìn Ngan huyện Bát Xát, hiện đã phê duyệt dự án.

Tại Dự án thôn Láo Vàng, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát: Đang thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện xây dựng công trình nướcsạch vào khu tái định cư; 04 hộ theo hình thức sắp xếp dân cư xen ghép, gồm (Bảo Thắng 02 hộ, Sa Pa 02 hộ).

Tỉnh ước tính thực hiện sắp xếp đến hết 31/12/2024 được 150 hộ sắp xếp dân cư xen ghép/473 hộ, đạt 31,8% KH.

Bên cạnh những kết quả đạt được tỉnh cũng gặp không ít khó khăn trong thực hiện dự án. Mặc dù là tỉnh có diện tích đất lớn nhưng đa số là đồi núi nên quỹ đất để bố trí cho các hộ chưa có đất ở, thiếu đất sản xuất là rất hạn hẹp. Nếu có thì quỹ đất trên thường là khu vực núi đá, địa hình đi lại khó khăn hoặc không thể canh tác nông nghiệp được.

Để giải quyết tình trạng trên, tỉnh Lào Cai đang triển khai thực hiện Đề án Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ 2017. Đề án này triển khai nhằm rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới sử dụng đất, đo đạc xác định tọa độ mốc, đường ranh giới và lập hồ sơ ranh giới; đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính cho các tổ chức sử dụng đất bao gồm: 11 tổ chức, 134 cấp xã và phần diện tích bàn giao về cho địa phương quản lý, sử dụng. Đây là sẽ nguồn quỹ đất để giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất ở, thiếu đất sản xuất, nhất là đồng bào thuộc hộ nghèo, cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.

Để đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt được hiệu quả cao nhất, tỉnh Lào Cai tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình, Đề án đang thực hiện; tăng cường hơn nữa vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp; tham mưu, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; bảo đảm cân đối, bố trí huy động đầy đủ, kịp thời đúng theo cơ cấu nguồn vốn đã được quyết định; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp người dân nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay, đối với đất ở, đất sản xuất và đất lâm nghiệp, tỉnh Lào Cai đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với các loại đất trên, tỷ lệ cấp giấy đạt trên 95% số lượng thửa đất được đo đạc. Tuy nhiên, đối với sản phẩm bản đồ đất lâm nghiệp được thành lập theo phương pháp xét đoán ảnh hàng không, tỷ lệ độ chính xác chưa cao (loại đất này chiếm phần lớn diện tích tự nhiên), dẫn đến việc cấp GCNQSDĐ theo kết quả đo đạc trên còn nhiều chồng chéo, thiếu chính xác. Do đó xảy ra nhiều tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiện về quyền sử dụng đất, ranh giới sử dụng đất.

Tỉnh Lào Cai kiến nghị, Chính phủ và các cơ quan bộ, ngành, Trung ương hỗ trợ tối đa kinh phí cho tỉnh Lào Cai để thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính, chuẩn hóa hồ sơ địa chính đối với phần diện tích trên, để có cơ sở tốt trong công tác quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp, đơn thư khiếu kiện về đất đai. Ngoài ra, cần có nhiều cơ chế, chính sách hơn nữa quan tâm, hỗ trợ cho các đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là khu vực miền núi vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn để người dân có đất ở, đủ đất sản xuất ổn định đời sống.

Chương trình mục tiêu quốc gia đã và đang mang lại những thay đổi tích cực, góp phần thay đổi cuộc sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước nhờ vậy không ngừng được củng cố và nâng cao, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc. Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Lào Cai xác định, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng mục tiêu của Chương trình MTQG 1719 tới các tầng lớp Nhân dân; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của đồng bào DTTS, nhất là người DTTS nghèo…

tapchimattran.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả phong trào "Tự học thành tài"

Nâng cao hiệu quả phong trào "Tự học thành tài"

Chiều 1/10, tại Nhà đa năng Trường THCS Bắc Lệnh (thành phố Lào Cai), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Lào Cai tổ chức Hội nghị Nâng cao hiệu quả phong trào "Tự học thành tài"; vai trò nòng cốt chuyên môn của hiệu trưởng năm học 2024 - 2025. 

Nước sông Hồng lên cao đột ngột

Nước sông Hồng lên cao đột ngột

Đêm 30/9, sáng 1/10, nước trên sông Hồng qua khu vực Lào Cai lên cao, khiến bãi bồi và đảo nổi bị ngập. Theo quan sát của Phóng viên Báo Lào Cai, mực nước sáng nay (1/10) lên cao so với hôm qua khoảng 3 - 4 mét.

fbytzltw