Lào Cai: Phát triển hạ tầng số, nền tảng số

Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, tạo tiền đề cho mục tiêu chuyển đổi số trên địa bàn đang được tỉnh Lào Cai tập trung chỉ đạo thực hiện.

Lào Cai thêm 21 thôn được đầu tư hạ tầng truy cập internet băng rộng di động.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh, hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh hiện nay đã đảm bảo 1.548/1.562 trung tâm các thôn, tổ dân phố được phủ sóng di động 3G, 4G, đạt 99%; có 1.337/1.562 (tương đương 85,6%) thôn, tổ dân phố có hạ tầng cáp quang phục vụ truy cập internet. Hiện, toàn tỉnh Lào Cai còn 14 thôn chưa có hạ tầng internet băng rộng di động, giảm được 21 thôn so với quý II/2023 (quý II 35 thôn chưa có hạ tầng internet băng rộng di động); 225 thôn chưa có hạ tầng internet băng rộng cáp quang, giảm được 33 thôn so với quý II/2023 (quý II 258 thôn chưa có hạ tầng internet băng rộng cáp quang).

Bên cạnh đó, đang thực hiện hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định cho 341 cơ sở giáo dục, y tế, trong đó có 54 cơ sở y tế, 287 cơ sở giáo dục; hỗ trợ 23.541 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh sử dụng dịch vụ VTCI (dịch vụ thông tin di động mặt đất).

Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) được duy trì khai thác sử dụng, triển khai tích hợp 18 ứng dụng, kết nối liên thông với hệ thống thông tin, CSDL quốc gia về dân cư, đất đai, tài chính, tư pháp, xây dựng, doanh nghiệp, BHXH,…với tổng số bản ghi gửi liên thông là 85.442 và nhận liên thông là 103.430. Ngoài ra, còn có 11 kết nối khác với các CSDL, HTTT của các bộ, ngành nhưng không qua LGSP như các dịch vụ tài chính, thuế, kho bạc, ngân hàng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường…. Hoàn thành tích hợp, kết nối Kho dữ liệu giấy tờ cá nhân Dịch vụ công của tỉnh với Cổng Dịch vụ công Quốc gia; Thực hiện kết nối, tích hợp với các cơ sở dữ liệu của các Bộ Y tế, Giao thông, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,... phục vụ triển khai nền tảng cửa khẩu số, hiện còn CSDL của Tổng Cục Hải quan đang chờ đánh giá để kết nối; kết nối giải quyết bài toán liên thông điện tử với 02 nhóm thủ tục hành chính thiết yếu Đề án 06; thực hiện xong tích hợp kết nối hệ thống Dịch vụ công của tỉnh với Hệ thống chứng thực chữ ký cộng đồng NEAC;...

Phương tiện xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành đạt trung bình trên 420 phương tiện/ngày.

Trong quý III/2023, tỉnh cũng đã tổ chức thành công Lễ ra mắt mô hình 4 trong 1 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Lào Cai, gồm: Thông báo lưu trú trên ứng dụng VneID, phần mềm ASM; thanh toán không dùng tiền mặt và khám - chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử thay thế thẻ BHYT; Triển khai thử nghiệm nền tảng cửa khẩu số đã giải quyết và đáp ứng năng lực thông quan qua cửa khẩu Kim Thành cho lượng phương tiện xuất nhập khẩu trung bình trên 420 phương tiện/ngày.

Để đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số, đáp ứng khả năng kết nối, phục vụ chuyển đổi số, tỉnh Lào Cai quyết liệt tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV/2023: Triển khai Bộ chỉ số DII (hạ tầng số - Cục Viễn thông); thuê trung tâm dữ liệu tỉnh dựa trên công nghệ điện toán đám mây; thuê kho dữ liệu dùng chung, chuyên ngành (y tế, giáo dục) và nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu tỉnh Lào Cai; duy trì vận hành thường xuyên Cổng dịch vụ công cửa khẩu quốc tế Lào Cai; Triển khai dự án Chuyển đổi số đồng bộ đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi và Bệnh viện Mường Khương; Thí điểm triển khai Nền tảng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, cơ sở dữ liệu của toàn ngành giáo dục được quản lý tập trung, thống nhất.

laocai.gov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw