Lào Cai: Người có công với cách mạng tích cực hưởng ứng thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Sau hơn một năm triển khai, việc thực hiện chi trả cho đối tượng hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công bằng hình thức không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. 

Qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi số của tỉnh Lào Cai và Chỉ thị số 21 ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt.

Theo thống kê, hiện Lào Cai có hơn 2.800 người có công, thân nhân người có công với cách mạng. Trong đó, đã có trên 2.400 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng có tài khoản cá nhân tại các ngân hàng thương mại (chiếm trên 84%).

Thực hiện chỉ đạo của trung ương và của tỉnh về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả ASXH không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Lào Cai, thời gian qua tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những lợi ích từ việc nhận trợ cấp không dùng tiền mặt, các quy trình, thủ tục mở tài khoản.

Phòng LĐ-TBXH và Bưu điện TP Lào Cai ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt.

Phó giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) tỉnh Nguyễn Văn Sơn cho biết: Xác định việc thực hiện chi trả trợ cấp ASXH không dùng tiền mặt đối với người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu mang lại tiện ích tốt nhất cho người dân; từ năm 2023 đến nay, Sở LĐ-TBXH tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt cho người có công và thân nhân người có công tới UBND các huyện, thị xã, thành phố; chỉ đạo các Phòng LĐ-TBXH cấp huyện phối hợp với chính quyền cơ sở thực hiện thu thập, cập nhật thông tin tài khoản hỗ trợ chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách ASXH; đẩy mạnh tuyên truyền tới người có công và thân nhân người có công về những lợi ích từ việc nhận trợ cấp không dùng tiền mặt; phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền chi trả không dùng tiền mặt qua tài khoản ngân hàng.

Từ tháng 4/2023, Bắc Hà là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh triển khai thí điểm chi trả trợ cấp hằng tháng không dùng tiền mặt đối với người có công, thân nhân người có công. Theo Lê Văn Khiêm, Trưởng phòng LĐ-TBXH huyện Bắc Hà, để thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội, Phòng LĐ-TBXH đã tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản về việc hướng dẫn chi trả không dùng tiền mặt đến người có công, thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng, đồng thời phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động người có công làm đơn đăng ký chuyển tiền hỗ trợ qua tài khoản cá nhân hoặc tài khoản cá nhân được ủy quyền. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh huyện Bắc Hà cũng tích cực phối hợp với UBND xã, thị trấn và Phòng LĐ-TBXH huyện hỗ trợ mở tài khoản cho các đối tượng là người có công, thân nhân người có công trên địa bàn huyện để thực hiện việc chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt. Từ tháng 7/2023 toàn huyện Bắc Hà có 109/109 người có công có tài khoản ngân hàng.

Ông Phạm Trung Viết, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, chia sẻ: Tôi năm nay hơn 68 tuổi, là thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể 81%. Trước đây, tôi phải ra bưu điện để nhận tiền chi trả trợ cấp hằng tháng, do vấn đề sức khỏe nên hầu như lúc nào cũng phải nhờ con cháu đưa đi, rất bất tiện. Năm 2024, được cán bộ Phòng LĐ-TB&XH thành phố hướng dẫn, tôi đã đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận chi trả trợ cấp. Tôi thấy rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

Không chỉ ông Phạm Trung Viết, thời gian qua, nhiều đối tượng là người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh được chi trả trợ cấp hằng tháng qua tài khoản ngân hàng. Thống kê cho thấy, đến tháng 7/2024,trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thực hiện chi trả trợ cấp qua tài khoản ngân hàng cho người có công, thân nhân người có công của 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt 83,45% (từ năm 2023 đến nay đã chi trả 25.346 lượt người, số tiền thực hiện trên 66,8 tỷ đồng). Tiền trợ cấp hằng tháng của nguời có công, thân nhân người có công được Phòng LĐ-TBXH các huyện, thị xã, thành phố chủ yếu thực hiện chi trả qua hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Viettinbank) và một số ngân hàng khác.

Tham gia chi trả trợ cấp qua tài khoản ngân hàng, người dân thuộc diện được hưởng chính sách trợ cấp ASXH sẽ đảm bảo được nhận trợ cấp đầy đủ, công tác chi trả được thực hiện nhanh chóng, an toàn, bảo mật, tiết kiệm chi phí đi lại cho người được hưởng trợ cấp. Đồng thời, công tác chi trả trợ cấp ASXH không dùng tiền mặt còn giúp cho các đơn vị, tổ chức thanh quyết toán, giảm chi phí, giảm rủi ro trong vận chuyển tiền mặt, tăng tính minh bạch trong quản lý chi trả.

Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xã huyện Bắc Hà chia sẻ với người dân về các tiện ích khi nhận tiền qua thẻ ATM.

Để tiếp tục đẩy mạnh việc chi trả trợ cấp ASXH không dùng tiền mặt đạt tỷ lệ tối đa, trong thời gian tới các cơ quan, ban ngành của tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục đôn đốc tuyên truyền, vận động người có công, thân nhân người có công, người hưởng chế độ bảo trợ xã hội mở tài khoản cá nhân hoặc tài khoản được ủy quyền để thực hiện nhận trợ cấp hằng tháng. Tiếp tục thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng hưởng trợ cấp người có công, bảo trợ xã hội đã có tài khoản tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Các địa phương tiếp tục tuyên truyền, thu thập cập nhật thông tin tại khoản của các đối tượng để thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt.

Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn cần tạo điều kiện thuận lợi để cấp tài khoản cho người hưởng trợ cấp ASXH hằng tháng, có thêm cơ chế ưu đãi để khuyến khích người hưởng chính sách an sinh xã hội mở tài khoản cá nhân (miễn phí duy trì tài khoản và các phí dịch vụ khác khi sử dụng thẻ ngân hàng...). Đầu tư lắp đặt thêm các cây ATM tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa để thuận lợi cho người dân trong quá trình sử dụng.

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan, đơn vị và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, chắc chắn việc chi trả ASXH không dùng tiền mặt sẽ có những bước tiến mới, đảm bảo 100% người có công và thân nhân người có công được chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt; tạo thuận lợi, tiện ích cho đối tượng là người có công, thân nhân người có công; đồng thời, đảm bảo an ninh, an toàn tiền tệ cho đơn vị chi trả./.

laocai.gov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

fb yt zl tw