Lào Cai đón hơn 5,6 triệu lượt khách du lịch trong 8 tháng

Tháng 8 là tháng trọng điểm trong năm của du lịch Lào Cai khi đây là thời điểm khách du lịch đến Sa Pa để tránh nóng, ngắm những thửa ruộng bậc thang xanh mát.

Khách du lịch quốc tế đến với Sa Pa.
Khách du lịch quốc tế đến với Sa Pa.

Lượng khách du lịch đến Lào Cai trong tháng 8 tiếp tục tăng cao hơn so với tháng trước 12,5%, đạt gần 790.000 lượt khách; lũy kế năm 2024 có hơn 5,6 triệu lượt khách du lịch.

Tháng 8 là tháng trọng điểm du lịch trong năm của du lịch Lào Cai. Đây là thời điểm khách du lịch đến Sa Pa để tránh nóng, ngắm những thửa ruộng bậc thang xanh mát.

Thị xã Sa Pa là địa phương đón nhiều du khách nhất với khoảng 494.000 lượt khách; tiếp theo là thành phố Lào Cai khoảng 317.000 lượt khách; huyện Bắc Hà đón được khoảng 46.000 lượt khách; huyện Bảo Yên khoảng 87.000 lượt khách; huyện Bát Xát khoảng 14.900 lượt khách; các huyện còn lại đón khoảng 9.800 lượt khách.

Tổng lượng khách đến Lào Cai tháng 8 đạt 789.147 lượt khách; trong đó khách quốc tế 65.525 lượt, khách nội địa 723.622 lượt; tăng 12,5% so với tháng trước. Lũy kế năm 2024 đạt 5.627.059 lượt khách, bằng 66,2% kế hoạch năm, tăng 14,35% so với lũy kế cùng kỳ năm ngoái.

Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 2.658 tỷ đồng, tăng 13,1% so với tháng trước. Lũy kế năm 2024 đạt 18.509 tỷ đồng, bằng 68% kế hoạch năm, tăng 16,7% lũy kế cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 52 doanh nghiệp lữ hành, 401 hướng dẫn viên du lịch; 1.574 cơ sở lưu trú với khoảng 16.000 phòng; 33 khu, điểm du lịch; 2.436 cơ sở dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí…; 28.600 lao động trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực du lịch.

Năm 2024, Lào Cai phấn đấu đón 8,5 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt trên 27.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và xây dựng những sản phẩm mới; phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn ở khu vực miền núi phía Bắc, một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Việt Nam.

Lào Cai đang triển khai mới nhiều sản phẩm du lịch như Dự án xây dựng công trình điểm đến du lịch tiêu biểu thôn Nậm Rịa (xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai); tu bổ, tôn tạo dinh Hoàng A Tưởng (huyện Bắc Hà)...

Thời gian qua, du lịch Lào Cai đã nâng cao hiệu quả qua các hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong nước và quốc tế như Chương trình hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vân Nam (Trung Quốc); chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh; chương trình hợp tác với vùng Nouvelle Aquitaine (Cộng hòa Pháp).

Thời gian tới, Sở Du lịch Lào Cai đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá; tổ chức Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà, Lễ hội Hoa hồng và Tình yêu, tổ chức sản phẩm du lịch thể thao mới giải Triathlon (ba môn phối hợp gồm chạy bộ, đạp xe, bơi) tại Bắc Hà; ra mắt sản phẩm “Sa Pa thổ cẩm và Hoa năm 2024”; tái hiện Chợ tình Sa Pa; tổ chức Lễ hội tuyết Sa Pa; Hội chợ Du lịch Quốc tế năm 2024 để kết nối thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Theo Vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw