Lào Cai đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai đã tích cực tuyên truyền, vận động nông dân tiếp cận công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Viettel, Bưu điện tỉnh Lào Cai tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân sử dụng các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin do Viettel cung cấp; hỗ trợ ứng dụng công nghệ số trong quản lý sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp; tổ chức 2 hội nghị tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ hội nghề nghiệp cho 130 người tham gia.

1.jpg
Sử dụng mã QR để tra cứu thông tin sản phẩm nông sản.

Hội Nông dân cũng phối hợp với Sở NN & PTNT chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền các phần mềm/hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ phát triển xã hội số trong nông nghiệp; khai thác thông tin, ứng dụng các dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, các mô hình nông nghiệp thông minh trên môi trường số phục vụ phát triển sản xuất và đời sống xã hội trên các nền tảng Youtube, Facebook, TikTok...

Ngành nông nghiệp đã duy trì phần mềm cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu, cập nhật được 14 mã số vùng trồng chuối và 1 mã số vùng trồng chè đủ tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu; cấp mã cho 9 cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, đã hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã cập nhật thông tin về doanh nghiệp, các sản phẩm của doanh nghiệp, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; kết nối đưa nông sản của tỉnh Lào Cai lên các sàn giao dịch thương mại điện tử... Hiện, 100% sản phẩm OCOP đã lên sàn thương mại điện tử và trang thông tin xúc tiến thương mại; trang Phiên chợ khuyến nông...

Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Bưu điện hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân tiếp cận phương thức thương mại điện tử; lập tài khoản giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn/Agri-postmart.vn.

Có 868 tài khoản gian hàng số của hội viên, nông dân, HTX, doanh nghiệp được lập trên các nền tảng mạng xã hội. Cập nhật thông tin 130 hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Khảo sát vị trí giới thiệu và bán sản phẩm nông lâm sản tại thị xã Sa Pa và huyện Bảo Thắng; khai trương gian hàng “Trưng bày, giới thiệu, kết nối và bán sản phẩm OCOP địa phương” tại phường Lào Cai, thành phố Lào Cai.

Cập nhật thông tin của 146 chuỗi sản phẩm trên Hệ thống thông tin quản lý chuỗi nông sản an toàn. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử: 100% sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử (laocaitrade.vn) và trang thông tin xúc tiến thương mại (xttmnongnghiep.laocai.gov.vn); đưa 17 sản phẩm lên website: http://phiencho.khuyennongvn.gov.vn để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

Ông Bùi Quang Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lào Cai cho biết, thời gian qua, Hội không ngừng hướng dẫn các doanh nghiệp/HTX cập nhật thông tin về sản phẩm tham gia vào hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử. Đến nay đã có 104 doanh nghiệp/HTX tham gia với 328 dòng nông sản an toàn được cấp mã QR Code; 201 doanh nghiệp và HTX tham gia tương tác, giới thiệu quảng bá các sản phẩm với 350 dòng sản phẩm tham gia.

Tại huyện Mường Khương, nhờ tham gia sàn thương mại điện tử, nông dân tại huyện đã có thể dễ dàng giới thiệu và quảng cáo sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng. Nhiều hộ dân ở thị trấn Mường Khương cũng sáng tạo trong việc tìm đầu ra cho loại quýt ngọt, một đặc sản của huyện. Theo đó, mạng xã hội Facebook, Zalo được bà con sử dụng rộng rãi để quảng bá, giới thiệu nông sản một cách hiệu quả.

Ông Pờ Văn Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương chia sẻ, ngoài tiếp cận thị trường qua các chợ truyền thống, hiện tại nông dân trồng quýt với số lượng lớn đều bán quýt thông qua các mạng xã hội như Zalo, Facebook. Thị trấn Mường Khương hiện có 260 ha quýt. Tận dụng tiện ích của mạng Internet, nhiều hộ trồng quýt của huyện đã kịp thời cập nhật kỹ thuật canh tác, thay đổi phương thức kinh doanh mang lại nguồn thu bền vững.

Tại huyện Bắc Hà, để giúp các cửa hàng, chủ thể sản xuất có kiến thức, kỹ năng quản lý và tiêu thụ nông sản, trong năm 2023, Hội Nông dân huyện Bắc Hà đã phối hợp với các tổ chức mở lớp tập huấn về nội dung nâng cao kỹ năng kinh doanh, đặc biệt là giải pháp thu hút khách hàng, kinh doanh trên nền tảng số, phát triển thương hiệu và xây dựng hình ảnh. Các đợt tập huấn còn giúp học viên nắm rõ cách lập trang bán hàng và xây dựng các video giới thiệu quảng bá sản phẩm.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Công nghệ hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vậy phải làm sao để phát triển công nghệ nhằm mục tiêu không chỉ thúc đẩy kinh tế, mà còn phải tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

fbytzltw