Lận đận tiêu chí "Made in Vietnam"

Để có thể triển khai hiệu quả việc người Việt Nam dùng hàng Việt Nam thì một bộ tiêu chí xác định xuất xứ "Made in Vietnam" là điều kiện hết sức quan trọng. Thế nhưng, cho đến nay, bộ tiêu chí đó vẫn… chưa có!

Tại báo cáo thẩm tra việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm ban hành bộ tiêu chí xuất xứ xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Theo đó, hoạt động truy xuất nguồn gốc hàng hóa tại Việt Nam còn tồn tại không ít khó khăn. Đặc biệt, việc xác định nguồn gốc, xuất xứ của linh kiện, nguyên liệu không dễ dàng và tốn kém.

Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ xác định rõ lộ trình phù hợp ban hành quy định về hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam”. Tại sao để xây dựng một bộ quy chuẩn lại khó khăn đến thế, trong khi năm 2018, Bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng cho phép chủ trì xây dựng quy định “sản xuất tại Việt Nam”!

Sau một số vướng mắc, tháng 5/2022, Chính phủ đồng ý cho Bộ Công thương xây dựng quy định vấn đề này ở cấp thông tư. Đóng góp vào dự thảo, nhiều ý kiến cho rằng, một số nội dung trong thông tư vượt quá thẩm quyền ban hành của Bộ Công thương.

Mặt khác, việc ban hành thông tư với nội dung quy định quản lý về hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” chặt chẽ hơn khuôn khổ pháp lý hiện có đối với hàng hóa lưu thông trong nước, có thể vấp phải phản ứng tiêu cực từ các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, dự thảo thông tư chỉ áp dụng khi thương nhân có nhu cầu ghi nhãn “sản xuất tại Việt Nam” trên hàng hóa của mình, nhưng theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP của Chính phủ, quy định “xuất xứ hàng hóa” là một nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa.

Trong khi đó, những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hay hộ kinh doanh cá thể, thì việc xác định mã HS (mã số để phân loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới), hay tính toán hàm lượng giá trị của từng nguyên liệu trong sản phẩm để xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo quy định tại dự thảo thông tư sẽ là thách thức lớn…

Rõ ràng, cho dù khó nhưng không thể không làm. Các cơ quan chức năng cần ngồi lại với nhau, giải quyết những vướng mắc để khẩn trương ban hành tiêu chí dán nhãn “Made in Vietnam”.

Báo Sài Gòn giải phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những HTX do chính đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sáng lập và điều hành đã và đang chứng minh được sức mạnh nội tại, không chỉ tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn những giá trị bản địa, xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững tại huyện vùng cao Bảo Yên (Lào Cai).

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

fb yt zl tw