Làm thế nào để 5G phổ biến hơn với người dân Việt Nam?

Mạng 4G vẫn đủ mạnh là một trong những lý do khiến nhiều người cảm thấy công nghệ 5G chưa thực sự cần thiết.

Những năm gần đây, tại Việt Nam đã và đang chứng kiến sự mở rộng của mạng 5G - công nghệ được đánh là giá là “tiên tiến nhất”, kế thừa và phát triển hơn so với mạng 4G.

5G chưa phổ biến

Dù vậy, theo đánh giá của người dùng độ phổ biến cũng như vùng phủ công nghệ 5G của các nhà mạng giai đoạn này tương đối thấp, chủ yếu mang tính chất trải nghiệm đối với người dùng. Trong khi đó so với mạng 4G, 5G chưa thực sự có quá nhiều điểm vượt trội.

Cuộc khảo sát mới nhất từ Canalys cho thấy người dùng nói chung quan tâm nhiều hơn đến các tính năng khác như thời lượng pin và dung lượng lưu trữ thay vì tốc độ mạng mà 5G mang lại.

Ngay cả các thị trường Đông Nam Á, nơi đã triển khai 5G nhanh hơn nhiều so với hầu hết các nước châu Âu và Bắc Mỹ, nhu cầu của người tiêu dùng đối với thông minh 5G đang bắt đầu giảm dần. Năm 2022, số lượng thiết bị 5G đã giảm 7% xuống còn 24,5 triệu, theo Financial Times.

Ở thời điểm hiện tại, công nghệ 5G vẫn chưa nhiều nổi trội so với khi sử dụng 4G.
Ở thời điểm hiện tại, công nghệ 5G vẫn chưa nhiều nổi trội so với khi sử dụng 4G.

Tìm cách để mạng 5G có hiệu quả

Theo các đơn vị, bên cạnh yếu tố tốc độ đường truyền chưa có nhiều khác biệt thì chi phí cho các thiết bị ứng dụng 5G được cho là nguyên nhân khiến người dùng Việt chưa muốn nâng cấp lên mạng 5G.

Thực tế, hiện các dòng điện thoại của hãng Apple hỗ trợ 5G mới chỉ dừng ở mẫu iPhone 13,14,15, 16 với giá thành thấp nhất từ 14,7 triệu đồng. Trong khi đó, hầu hết các dòng điện thoại khác của hãng đều sử dụng được mạng 4G, với giá thành chỉ từ 5 triệu đồng.

Các hãng thiết bị di động cũng xác nhận rằng điện thoại 5G khi sản xuất ra sẽ đắt hơn bình thường, nguyên nhân do các linh phụ kiện như bộ vi xử lý, modem, ăng ten… làm giá thành trội lên.

Chưa kể, việc chuyển đổi từ công nghệ 4G sang 5G tạo ra khối lượng lớn kết nối từ nhiều thiết bị, điểm truy cập hơn, kéo theo nhiều vấn đề về tội phạm không gian mạng, rò rỉ dữ liệu cá nhân. Đây cũng là lý do khiến người dùng dè chừng.

Cùng với đó, mạng 4G vẫn đủ mạnh cũng là một trong những lý do khiến nhiều người cảm thấy mạng 5G chưa cần thiết.

Xét về mặt kỹ thuật, mạng 5G có khả năng phục vụ những thứ theo thời gian thực, cho phép kết nối đồng thời hàng triệu thiết bị, cho phép xe tự hành và drone có thể truy cập vào các tài nguyên mạng một cách linh hoạt và hiệu quả. Tuy nhiên, đây đều là những dịch vụ chưa thể phổ biến ở Việt Nam lúc này.

Ngoài ra, mạng 5G hướng tới nhóm doanh nghiệp, nhà máy sản xuất thông minh, khu công nghiệp… Trong khi, mạng 4G lại tập trung chủ yếu vào người dân, hộ gia đình với các dịch vụ như truy cập Internet, thương mại điện tử ...

Thêm nữa, mức độ phủ của các trạm thu/phát sóng 5G tại nước ta còn tương đối thấp, dẫn đến việc chưa khai thác được tiềm năng tối đa của công nghệ 5G.

Vì thế, để mọi người dùng đều có thể tiếp cận với công nghệ 5G trong tương lai, rất cần đến sự nỗ lực của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong việc phát triển hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ, ứng dụng tích hợp công nghệ 5G cũng như đồng bộ hạ tầng mạng lưới, sản xuất thiết bị...

Tại Hội thảo "Chuyển đổi số 2024 - Động lực phát triển kinh tế số Việt Nam", ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhìn nhận việc triển khai 5G cần dựa trên nguồn lực, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp để làm sao cho hiệu quả cao nhất. Không nên chạy theo phong trào phủ mạng 5G toàn quốc trong thời gian ngắn khi nguồn lực có hạn.

Theo plo.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều 12/5, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở địa phương.

Bước tiến mới trong dịch vụ cấp nước

Bước tiến mới trong dịch vụ cấp nước

Công ty Cổ phần Cấp nước Lào Cai đang tích cực triển khai chuyển đổi hợp đồng dịch vụ cấp nước từ bản giấy sang hợp đồng điện tử - tiến trình quan trọng trong hành trình chuyển đổi số toàn diện, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội

Khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội

Chiều 9/5, tại Cơ sở 2 của Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số Thành phố (số 17 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - thiết chế báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại đầu tiên của thành phố, được xây dựng nhằm phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng thông tin truyền thông trong kỷ nguyên số.

Vườn Quốc gia Hoàng Liên: Chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia Hoàng Liên: Chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được ứng dụng mạnh trên mọi lĩnh vực, Vườn Quốc gia Hoàng Liên - nơi được mệnh danh là “kho báu sinh học” của vùng Tây Bắc cũng bắt nhịp với xu thế. Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng chuyển đổi số

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi số ngân hàng là đặt khách hàng làm trung tâm, giúp ngân hàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực hiện nội dung này, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số để khai thác thị phần khách hàng.

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Ngày 8 tháng 5, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai phối hợp với Đoàn công tác Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai.

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Sau 2 ngày nền tảng nCademy của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia (NCA) ra mắt, hơn 34.900 người tham gia khóa học miễn phí dành cho người dùng cá nhân. Khóa học với tên gọi “Cẩm nang an ninh mạng” nhằm trang bị kiến thức cơ bản về an toàn thông tin, giúp người dùng nhận diện các rủi ro mạng thường gặp, phòng tránh lừa đảo trực tuyến và bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường số.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ngày 7/5, Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, do Tập đoàn FPT phối hợp các bộ, ban, ngành, đơn vị tổ chức.

fb yt zl tw