Lâm sản Việt Nam: Dư địa phát triển lớn, cần tính đúng tính đủ giá trị

Mỗi năm ngành lâm nghiệp chỉ đạo sản xuất, trồng mới và trồng lại khoảng 250.000 ha rừng và được giao chỉ tiêu khai thác khoảng 30 triệu m3 gỗ để cung cấp cho ngành chế biến lâm sản.

Hàng năm, ngành lâm nghiệp được giao chỉ tiêu khai thác khoảng 30 triệu m3 gỗ, để cung cấp cho ngành chế biến lâm sản.
Hàng năm, ngành lâm nghiệp được giao chỉ tiêu khai thác khoảng 30 triệu m3 gỗ, để cung cấp cho ngành chế biến lâm sản.

Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) - ông Trần Quang Bảo cho biết dư địa để phát triển của ngành lâm nghiệp còn rất nhiều. Chuỗi sản xuất của ngành cũng rất đa dạng, không chỉ đơn thuần là gỗ mà còn liên quan tới cành, nhánh, phế phụ phẩm của ngành trồng rừng và chế biến gỗ có thể sử dụng làm dăm gỗ cũng như viên nén.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho thấy dăm gỗ và viên nén sinh khối hiện đang mang lại cho Việt Nam giá trị xuất khẩu rất cao, đạt khoảng gần 4 tỷ USD. Vì vậy cần tính đúng, tính đủ giá trị cho ngành và phải làm nhanh, làm sớm.

Cách tính toán giá trị của ngành lâm nghiệp đã cũ

Ông Bảo cho hay ngành lâm nghiệp hiện đang được giao quản lý theo chuỗi. Trong đó về trồng rừng, mỗi năm ngành này chỉ đạo sản xuất, trồng mới và trồng lại khoảng 250.000 ha rừng đồng thời ngành được giao bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, thực thi luật lâm nghiệp đối với 14,8 triệu ha rừng.

Đối với khai thác rừng, hàng năm, ngành lâm nghiệp được giao chỉ tiêu khai thác khoảng 30 triệu m3 gỗ, để cung cấp cho ngành chế biến lâm sản.

Đối với chế biến và thương mại lâm sản, chỉ tiêu xuất khẩu hàng năm, như năm 2024 là 17,35 tỷ USD. Chỉ tiêu thực hiện trong 2 tháng đầu năm 2025 cơ bản thực hiện tốt và có dấu hiệu tăng trưởng. Cụ thể, ngành đã trồng được 20.000 ha rừng; khai thác gỗ đạt 2,2 triệu m3; hoạt động xuất khẩu lâm sản cũng chưa ảnh hưởng bởi sắc lệnh áp thuế của Hoa Kỳ, nên trong 2 tháng đầu năm 2025 đã xuất khẩu được 2,61 tỷ USD và nhập khẩu đạt 400 triệu USD, xuất siêu đạt 2,2 triệu USD.

Ông Bảo cũng lưu ý đối với ngành lâm nghiệp, mặc dù quy mô giá trị chưa cao, song dư địa để phát triển còn rất nhiều. Trong các năm 2021-2024, chỉ tiêu tăng trưởng bình quân của ngành là 4,7% và năm 2024 là 5,03%. “Chúng tôi được giao kế hoạch tài chính là 5,47%. Đây là chỉ tiêu rất thách thức”, ông Bảo nói và cho biết với chỉ tiêu này, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm có 2 kiến nghị.

Thứ nhất là cơ quan này thống nhất với kiến nghị của Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) là sẽ khẩn trương làm việc với Cục Thống kê để tính đúng, tính đủ các giá trị gia tăng của ngành.

Theo ông, với quy mô của ngành lâm nghiệp, hiện nay, cách tính toán thống kê vẫn còn áp dụng theo giá quy đổi từ năm 2010, nên chưa tính được đầy đủ các giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp tạo ra, đặc biệt là các giá trị về dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ sinh thủy, dịch vụ sinh thái.

“Thứ hai là chưa tính đến giá trị khai thác. Hiện nay, giá trị khai thác gỗ từ rừng mới chỉ tính đối với ngành lâm nghiệp, còn các loại lâm sản khác như dược liệu, sâm thì lại chưa tính đến. Đây cũng là yếu tố thiệt thòi”, ông Bảo nói.

Ngoài ra, ông Bảo cũng lưu ý với giá trị khai thác gỗ mới chỉ tính đối với các loại gỗ khai thác trực tiếp từ rừng, còn khi đưa ra khỏi rừng thì tính theo ngạch khác. Trong khi, hiện nay chuỗi sản xuất của ngành lâm nghiệp cũng đã biến đổi rất khác, bởi không chỉ đơn thuần là gỗ mà còn liên quan tới cành, nhánh, phế phụ phẩm của ngành lâm nghiệp để sử dụng làm băm dăm và viên nén sinh khối mang lại giá trị tương đối cao.

Theo Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, dư địa để phát triển của ngành lâm nghiệp còn rất nhiều.
Theo Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, dư địa để phát triển của ngành lâm nghiệp còn rất nhiều.

“Hiện giá trị của băm dăm và viên nén chiếm giá trị xuất khẩu gần 4 tỷ USD. Vì vậy, cần sớm tính đúng, tính đủ giá trị cho ngành lâm nghiệp về giá trị gia tăng. Việc này cần làm sớm”, ông Bảo kiến nghị.

Đảm bảo việc chống phá giá

Một vấn đề khác mà ông Bảo đề cập là chênh lệch về xuất khẩu vào Hoa Kỳ, liên quan thuế đối ứng. Theo Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, hiện nay phía Hoa Kỳ áp thuế đối với Việt Nam gần như bằng 0% (chỉ một số mặt hàng như nội thất là 8%). Trong khi đó, Việt Nam áp thuế cho Hoa Kỳ là 2,25%.

Ông Bảo nêu quan điểm rằng nếu theo thuế đối ứng mà Hoa Kỳ đã ký thì sẽ thiệt hại rất lớn cho ngành lâm nghiệp khoảng 2 - 3 tỷ USD.

“Nếu áp thuế như vậy thì gần như sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi sản xuất của ngành lâm sản”, ông Bảo cho biết trước băn khoăn này, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cùng với Hiệp hội gỗ và lâm sản đã lập một biểu thuế danh mục về tất cả các sản phẩm để khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường làm việc với Bộ trưởng Bộ Công thương có thể tính áp thuế tương đương.

Ngoài ra, vị lãnh đạo Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cũng lưu ý tới việc thực thi thỏa thuận về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp, vừa qua, cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp cùng với Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ cũng đã ký thỏa thuận về chống phá giá.

Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng đã xây dựng ban hành các nghị định, thông tư về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

Theo ông Bảo, hiện chỉ còn một nghị định cuối cùng không thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Đó là Nghị định của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

“Vì vậy, rất mong Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong các phiên họp sẽ kiến nghị với Bộ Tài chính sớm ban hành nghị định này để thể hiện cam kết của Việt Nam với Hoa Kỳ”, ông Bảo nói.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống

Chiều 7/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68).

Triển vọng nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Triển vọng nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Trước đây, kinh tế gia đình anh Hoàng Văn Kiên, chị Hoàng Thị Xuyến, xã Xuân Hòa (Bảo Yên) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả không cao. Nhiều lần anh chị tìm hướng phát triển kinh tế mới nhưng tính đường nào cũng vướng: muốn chuyển sang trồng trọt chuyên canh thì diện tích đất sản xuất không đủ; chuyển sang chăn nuôi lợn, gà thịt thì giá bấp bênh và không cạnh tranh được với những hợp tác xã, hộ chăn nuôi lâu năm...

Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều công trình quy mô lớn

Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều công trình quy mô lớn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg ngày 5/5/2025 về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các dự án, công trình quy mô lớn và chuẩn bị tổ chức triển lãm các thành tựu kinh tế-xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025).

Thị trường thiết bị làm mát tại Lào Cai bắt đầu sôi động

Thị trường thiết bị làm mát tại Lào Cai bắt đầu sôi động

Những ngày đầu tháng 5, tại Lào Cai đã có những đợt nắng nóng khiến nhu cầu mua sắm các thiết bị làm mát như quạt hơi nước, máy điều hòa có chiều hướng tăng, đưa thị trường điện máy bắt đầu vào mùa cao điểm. Ghi nhận tại nhiều cửa hàng và siêu thị điện máy trên địa bàn thành phố cho thấy sức mua tăng từ 30% - 50% so với các tháng trước.

[Ảnh] Bên trong xưởng sửa chữa những siêu xe tải ở Mỏ tuyển đồng Sin Quyền

[Ảnh] Bên trong xưởng sửa chữa những siêu xe tải ở Mỏ tuyển đồng Sin Quyền

Phía sau những siêu xe tải hằng ngày cõng trên mình cả trăm tấn đất đá, quặng đồng leo đèo, vượt dốc trên khai trường là những kỹ sư, công nhân ở xưởng sửa chữa cần mẫn, tỉ mỉ bảo dưỡng, chăm chút từng chi tiết. Mỗi chiếc xe rời xưởng, vận hành an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị là niềm vui lớn nhất đối với mỗi người thợ nơi đây.

Chuẩn bị Lễ khởi công, khánh thành các dự án quy mô lớn và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

Chuẩn bị Lễ khởi công, khánh thành các dự án quy mô lớn và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg ngày 5/5/2025 về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các dự án, công trình quy mô lớn và chuẩn bị tổ chức triển lãm các thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết sẽ tạo đòn bẩy giúp Khu vực kinh tế tư nhân phát triển, trở thành "một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia".

fb yt zl tw