Làm giàu trên quê hương

LCĐT - Yêu nghề nông, quyết tâm làm giàu trên đất quê hương, anh Nguyễn Thế Dự, thôn Liêm, xã Liêm Phú (huyện Văn Bàn) đã mạnh dạn vay vốn khởi nghiệp bằng mô hình kinh tế tổng hợp vườn, ao, chuồng, rừng.

Mô hình nuôi bò nhốt của anh Nguyễn Thế Dự mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Mô hình nuôi bò nhốt của anh Nguyễn Thế Dự mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Khác với đa số thanh niên lựa chọn đi làm xa, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Nguyễn Thế Dự trở về quê nhà. Nhận thấy xã Liêm Phú có nguồn nước quanh năm từ các sông, suối, cùng với việc kết hợp tìm hiểu đặc tính của các loài cá, anh đã tận dụng diện tích ao có sẵn của gia đình để thử nghiệm thả cá bỗng và trắm cỏ.

Sau gần 7 năm nuôi cá, đến nay anh Dự đã có hơn 3.000 m2 mặt nước nuôi chủ yếu là các loại trắm cỏ, cá bỗng và chày mắt đỏ. Anh Dự cho biết: Ngoài 500 m2 ao có sẵn thì phần lớn diện tích ao bây giờ trước đây là ruộng sình, gia đình chỉ cấy lúa nhưng hiệu quả không cao. Nhận thấy có thể chủ động nguồn nước nên tôi thuê người đào ao và đi tìm hiểu thêm về cách nuôi cá. Tôi cũng xác định nuôi cá sạch để cung cấp ra thị trường, vì nuôi bằng cám thì cá lớn nhanh nhưng thịt kém ngon.

Để có nguồn cá sạch, anh Dự dùng cỏ, bỗng rượu và lá sắn làm thức ăn cho cá. Mỗi khi thu hoạch cá, nhiều thương lái và các nhà hàng đến tận nhà mua. Đối với cá trắm cỏ, mỗi năm có thể cho thu hoạch 2 lứa, mỗi con có trọng lượng từ 1 đến 1,5 kg, bán với giá trên 120 nghìn đồng/kg. Còn cá bỗng tuy phát triển chậm hơn so với các giống cá khác nhưng sức kháng bệnh tốt, nuôi trong 2 năm sẽ đạt trọng lượng khoảng 2 - 3 kg, rất phù hợp nuôi dân dã và có giá bán khoảng 400 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm anh có thể thu về khoảng 40 triệu đồng từ bán cá.

Cùng với nuôi cá, năm 2016, anh thực hiện thêm mô hình nuôi bò sinh sản. Anh lựa chọn phương thức nuôi nhốt chứ không chăn thả ngoài tự nhiên, ban đầu gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, khi khắc phục được nguồn thức ăn bằng việc phát triển vùng trồng cỏ, đầu tư hệ thống chuồng trại kiên cố thì mô hình nuôi nhốt bò sinh sản mang lại tín hiệu khả quan. Với 6 con bò cái có sẵn của gia đình, anh mua thêm 4 con bò cái giống lai sin và 1 con bò đực giống lai để cải thiện tầm vóc, chất lượng bò địa phương. Năm 2018, anh Dự bán ra thị trường 8 con bò 2 năm tuổi, thu về gần 200 triệu đồng.

Anh Dự cho biết: Hiện tại, trong chuồng có 25 con bò và 5 con trâu, đang chăn nuôi theo hình thức sinh sản và cho ăn cỏ. Để chủ động nguồn thức ăn cho bò và trâu, gia đình tôi chuyển đổi thêm 1 ha đất cấy lúa không hiệu quả sang trồng cỏ.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Dự còn là người “thổi lửa” cho phong trào đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế ở địa phương. Trong các cuộc họp, gặp gỡ với thanh niên địa phương, Đoàn Thanh niên xã cũng hướng dẫn thanh niên đến tham quan, học hỏi mô hình của anh Dự. Anh Vũ Bách Khanh, Phó Bí thư Huyện đoàn Văn Bàn cho biết: Việc lựa chọn trở về quê hương khởi nghiệp và những kết quả gặt hái được trong sản xuất của anh Dự không chỉ phát huy vai trò xung kích, dám nghĩ, dám làm, mà còn thể hiện sự kiên trì, quyết tâm, không ngại gian khổ tuổi trẻ, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của thanh niên nông thôn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

Ngày 3/5, Công an xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) phối hợp với Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bảo Thắng tổ chức tặng 165 bình chữa cháy xách tay với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Xuân Quang.

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cho tất cả các khâu: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Đồng thời, thanh tra Bộ, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực trong suốt kỳ thi và có phương án sẵn sàng lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất. 

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

fb yt zl tw