La Pan Tẩn tìm “chìa khóa” giúp dân thoát nghèo

LCĐT - La Pan Tẩn là xã có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo thuộc “top đầu” huyện Mường Khương. Kết quả rà soát sơ bộ, xã hiện có 396/638 hộ nghèo (chiếm 62,07%); 165/638 hộ cận nghèo (chiếm 25,86%). Thu nhập bình quân trên đầu người của xã ước tính trong năm 2022 chỉ đạt 18,01 triệu đồng.

Người dân nhận giống chè năm 2022.
Người dân nhận giống chè năm 2022.

Theo đánh giá của chính quyền địa phương, do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại một số thôn chưa đạt yêu cầu, người dân vẫn sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ với các cây trồng truyền thống nên chưa phát huy được hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, thời gian qua, dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến việc làm, thu nhập của người dân. Bên cạnh đó, một số người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, chưa có ý chí tự vươn lên tìm hướng thoát nghèo.

Ông Cư Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã La Pan Tẩn cho biết: Xã có hơn 90% người dân có kinh tế từ sản xuất nông nghiệp nên chính quyền địa phương xác định phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa sẽ là “chìa khóa” để người dân thoát nghèo. Chúng tôi đang đưa các giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất, liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến để bao tiêu nông sản cho bà con. Chính quyền xã cũng phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyên truyền người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị với cây chè là chủ lực cùng với phát triển kinh tế rừng trồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Bà con La Pan Tẩn canh tác ngô trên đất dốc.
Bà con La Pan Tẩn canh tác ngô trên đất dốc.

Cụ thể, những năm qua, nhiều diện tích nương trồng ngô, lúa nương, đậu tương kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng chè. Người dân cũng từng bước làm quen với sản xuất theo chuỗi, tham gia hợp đồng liên kết sản xuất chè với doanh nghiệp, hợp tác xã. Trên địa bàn xã hiện có gần 130 ha chè, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Năm 2022, người dân các thôn đăng ký trồng thêm 60 ha chè. Ngoài cây chè, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi từ ngô sang trồng rừng, cây ăn quả ôn đới (lê, mận Tả Van, mận hậu).

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn và quyết tâm của người dân, La Pan Tẩn đang nỗ lực thoát nghèo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

fb yt zl tw