Ký ức Biệt động Sài Gòn trong câu chuyện mang hơi thở hiện đại

“Nụ hôn dưới vòm cây” kể về hành trình một đôi bạn trẻ ngược dòng thời gian để tìm lại quá khứ của ông bà mình - quá khứ đầy bi hùng và đẹp đẽ của những thanh niên đã tham gia lực lượng Biệt động Sài Gòn đấu tranh bảo vệ đất nước.

Tác giả Nguyễn Khắc Cường, hiện là Phó Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ, cây bút từng giành giải B giải Sách Quốc gia 2023 với Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch đã trở lại với một truyện dài có văn phong trong trẻo, ấm áp. Trong tác phẩm mới này, một lần nữa anh lại bắc cầu nối giữa những thế hệ như đã từng làm trong Kho báu trong thành phố, cuốn sách lọt vào Chung khảo giải thưởng Dế Mèn 2024.

Nụ hôn dưới vòm cây (NXB Trẻ) kể về hành trình một đôi bạn trẻ ngược dòng thời gian tìm lại quá khứ của ông bà mình, quá khứ đầy bi hùng và đẹp đẽ của những thanh niên đã tham gia lực lượng Biệt động Sài Gòn. Tiếp đó, họ dùng ngòi bút và sức sống thanh xuân của mình để lan tỏa câu chuyện đến với những người trẻ khác, nhắc nhở mọi người cùng quý trọng hòa bình và biết ơn sự hy sinh của cha ông.

Nhân vật chính của Nụ hôn dưới vòm cây là Hải Đường, một chàng trai nhiệt huyết đang làm phóng viên một tờ báo dành cho tuổi teen. Khi bà ngoại mất, anh tình cờ phát hiện cuốn sổ bà dùng ghi chép số điện thoại người quen và quyết định liên hệ với những người đó.

8.jpg

“Cuốn sổ nhỏ bằng nửa bàn tay, trang bìa đã bạc màu in hình ca sĩ Đan Trường tóc hai mái. Nhét cất dưới nệm. Trên nền giấy ca rô vàng ố là chi chít con số. Ngoài vài ba cái tên có họ hàng với gia đình mà anh biết, còn lại là những danh xưng lạ hoắc, thậm chí có cả những ký hiệu như Z8, B8, R2…”.

Sự tình cờ đã đưa Hải Đường gặp lại đồng đội cũ của bà Năm Thường trong đội Biệt động Sài Gòn - những người đã sống, yêu thương và dành những năm tháng tuổi trẻ rực rỡ tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

“Cả thảy có mười bốn cụ, trong đó vài cụ mặc quân phục, ngực áo đeo đầy huân chương. Những chiếc huân chương gợi nhắc một thời lẫy lừng, vào sinh ra tử, dù bây giờ các cụ đã hom hem. Có cụ ngồi ghế vẫn chống gậy, mắt lim dim, tai không biết còn nghe được không nhưng miệng nói không rõ tiếng nữa. Vậy mà người nhà cho biết cụ nôn tới buổi họp mặt này cả tháng nay. Bộ quân phục gắn huân chương được ủi phẳng phiu, treo sẵn ở đầu giường từ hai tuần trước”.

Hải Đường còn được gặp Sương Mai, một cô bé dạn dĩ, nghịch ngợm và táo bạo - là cháu của ông Trầm Tú, người bạn cũ của bà Năm Thường. Nhận thấy tài năng và sự lanh lợi của cô bé, Hải Đường rủ Sương Mai viết báo. Và tờ báo của anh có thêm một phóng viên tập sự lém lỉnh. Hai người đã lắng nghe những chuyện kể của ông Trầm Tú và bà Huỳnh Mai, chắp nối từng mảnh ghép và đưa câu chuyện của ông bà lên trang báo.

Bài báo Dưới vòm cây Sài Gòn đến với bạn đọc như một hồ sơ đặc biệt kỷ niệm ngày Truyền thống Học sinh sinh viên, giúp độc giả trẻ biết được lịch sử oai hùng của thanh niên thành phố và gây xúc động mạnh vì một mối tình lãng mạn bừng nở giữa đạn bom, nhưng cũng vì đạn bom mà dang dở...

Mặc dù viết truyện hư cấu nhưng nhà báo, tác giả Nguyễn Khắc Cường đã tham khảo tư liệu thực tế, trong đó có cuốn sách Đội thanh niên cận vệ Sài Gòn (NXB Trẻ, 2012) để lấy chất liệu xây dựng những nhân vật một thời: ông Tú, bà Mai, bà Năm Thường. Tác giả cũng sử dụng chính trải nghiệm trong công việc làm báo của mình làm cảm hứng cho những sự kiện mà Hải Đường và Sương Mai gặp phải.

Chất liệu từ cuộc sống đã tạo cho câu chuyện sự quen thuộc và sống động khiến bạn đọc vừa bắt gặp hơi thở của cuộc sống ngày nay, vừa được thấy lại khung cảnh ác liệt tại Sài Gòn ngày trước. Đặc biệt, những cảnh chiến đấu được mô tả rất chi tiết mang đến cảm giác hồi hộp nghẹt thở theo tiếng đạn rơi, bom nổ.

Văn phong của Nguyễn Khắc Cường rất trẻ trung, gần gũi với thế hệ Gen Z. Có lẽ nhờ thường xuyên tiếp xúc với người trẻ nên những tình huống anh viết nên cũng rất ngộ nghĩnh, đậm chất học trò “nhất quỷ nhì ma”. Tác giả tạo sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong cấu trúc truyện, cách dùng từ, tính cách nhân vật giúp cho bạn đọc dễ đồng cảm.

9.jpg
Nhà báo Nguyễn Khắc Cường.

Chia sẻ về ý tưởng viết Nụ hôn dưới vòm cây, Nguyễn Khắc Cường cho biết: “Tôi thích cách đặt vấn đề ‘Nếu người trẻ trân trọng quá khứ…’ hơn là ‘Nếu những hy sinh của cha ông mình bị lãng quên…’”. Anh thể hiện sự lạc quan vào tương lai và sự kỳ vọng lớn lao dành cho những người trẻ mình yêu quý.

Nụ hôn dưới vòm cây là một câu chuyện ấm áp và dịu dàng, nói lên tình thương giữa đứa cháu với ông bà, sự kính trọng của thế hệ sau dành cho thế hệ trước. Đồng thời, khẳng định sức mạnh của tình bạn - tình đồng đội - tình yêu khi con người có chung hoài bão, cùng nhau chiến đấu vì những mục tiêu tốt đẹp: khi xưa là bảo vệ đất nước, ngày nay là kế tục con đường của cha ông. Đó là một thông điệp tích cực về tình yêu thương, lòng yêu nước, và niềm tự hào về truyền thống của dân tộc.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

fb yt zl tw