Kỳ tích y học Việt Nam: Những bệnh nhân được ghép nhiều tạng cùng lúc

Thời gian qua, cả nước thêm nhiều ca ghép tạng thành công, trong đó có bệnh nhân ghép đồng thời cùng lúc nhiều tạng.

Theo các chuyên gia, sự thành công của các ca ghép đồng thời nhiều tạng khẳng định sự tiến bộ vượt trội của ngành y tế nước nhà, đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về ghép tạng khu vực Đông Nam Á, châu Á.

Ghép đồng thời gan - thận

Người bệnh 59 tuổi, quốc tịch Lào tiền sử điều trị tiểu đường, tăng huyết áp nhiều năm. Đến tháng 4/2019, bệnh nhân phát hiện suy thận mãn kèm theo xơ gan (do rượu), được điều trị bảo tồn sau đó chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để xem xét ghép gan và thận. Tại đây, người bệnh được chẩn đoán suy thận độ IV, xơ gan tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Bệnh nhân được chỉ định điều trị ghép gan và thận, có thể ghép từng tạng hoặc đồng thời. Sau hội chẩn, đội ngũ bác sĩ quyết định ghép đồng thời cả gan và thận, tránh các nguy cơ của 2 cuộc mổ liên tiếp. Nguồn tạng được lấy từ nam thanh niên 19 tuổi bị chấn thương sọ não nặng.

Sau 12 giờ (từ 9h đến 21h), với sự tham gia của gần 100 chuyên gia trong lĩnh vực ghép tạng, ca mổ thành công, gan và thận mới ghép đã hoạt động. Sau mổ không cần lọc máu, người bệnh tỉnh táo, rút nội khí quản sau 3 ngày.

Ê kíp ghép đồng thời gan - thận cho bệnh nhân vào năm 2019.

Ê kíp ghép đồng thời gan - thận cho bệnh nhân vào năm 2019.

Ghép đồng thời tim - thận

T.T.Q, (37 tuổi, quê ở Gia Lai) mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim và rối loạn nhịp tim, dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo nhiều năm. Do tất cả các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả, anh được bác sĩ hướng dẫn đi mổ ghép cả tim và thận.

Giữa năm 2022, anh được giới thiệu đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Sau khi đánh giá, hội đồng chuyên môn bệnh viện chỉ định thực hiện ghép đồng thời cả tim và thận.

Đầu tháng 2/2023, anh Q. được ghép đồng thời tim và thận. Nguồn tạng được lấy từ một bệnh nhân bị chết não do chấn thương sọ não nặng đã được gia đình đồng ý hiến đa tạng. Ca ghép kéo dài 10 tiếng đồng hồ.

Chuyên gia đánh giá, đây là ca ghép đa tạng tim - thận thành công đầu tiên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng như ở Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của ngành ghép tạng.

Ê kíp bác sĩ ghép đồng thời tim - thận cho bệnh nhân năm 2023.

Ê kíp bác sĩ ghép đồng thời tim - thận cho bệnh nhân năm 2023.

Ghép đồng thời tim - gan

Đ.V.H (41 tuổi) phát hiện bệnh cơ tim giãn từ lâu, chức năng tim suy giảm theo thời gian, gan, thận và các tạng khác cũng suy giảm. Ngày 30/9, người bệnh suy tim mất bù, không đáp ứng phương pháp điều trị thông thường, đặc biệt suy gan phát triển cấp tính, thận cũng bị ảnh hưởng.

Các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị đông máu rối loạn nghiêm trọng, sự sống của được tính theo ngày, duy trì bằng máy tim phổi nhân tạo thay chức năng tim, lọc gan thay chức năng gan. Cách duy nhất có thể cứu sống người bệnh lúc này là thay thế đồng thời tim và gan.

Ngay trong ngày, anh H. được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật ghép đồng thời tim và gan. Nguồn tạng được lấy từ bệnh nhân chấn thương sọ não nặng và không còn kỳ vọng sống. Gia đình bệnh nhân có nguyện vọng hiến tạng của người thân.

Đội ngũ bác sĩ ghép đồng thời tim - gan cho người bệnh tháng 9/2024.

Đội ngũ bác sĩ ghép đồng thời tim - gan cho người bệnh tháng 9/2024.

Theo TS.BS Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ca phẫu thuật này rất khó khăn, do tình trạng bệnh nhân suy giai đoạn nặng cả gan, tim, thận. Sau 8 tiếng phẫu thuật, trái tim ghép bắt đầu đập trở lại.

Sau ghép 36 tiếng, các chức năng gan - tim hồi phục dần. Đặc biệt, trái tim đã thay thế hoàn toàn cho trái tim hỏng, các chức năng gan tốt dần lên. Bệnh nhân được rút nội khí quản, tỉnh táo.

Các chuyên gia đánh giá, đây là lần đầu tiên trong lịch sử y học Việt Nam, các bác sĩ ghép thành công ca ghép tim, gan đồng thời trên bệnh nhân đặc biệt ở giai đoạn nặng.

Những thành tựu trong ghép tạng thời gian vừa qua đã thể hiện vị trí nền y học Việt Nam trong bản đồ ghép tạng thế giới. Trình độ y bác sĩ có thể làm chủ hoàn toàn các kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật khó nhất trong ghép tạng.

Theo vtcnews.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cây dại, quả rừng

Nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cây dại, quả rừng

Thời gian qua, nhiều trường hợp do ăn nhầm lá hoa thủy tiên, hoa chuông, cây, hoa quả rừng không rõ nguồn gốc dẫn đến bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân tuyệt đối không ăn các loài cây dại, quả rừng khi không biết rõ nguồn gốc.

Góp phần giảm tỷ lệ và mức độ khuyết tật trong cộng đồng

Nhân ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12): Góp phần giảm tỷ lệ và mức độ khuyết tật trong cộng đồng

Thời gian qua, ngành y tế đã chú trọng triển khai hoạt động khám sàng lọc khuyết tật, tư vấn trong cộng đồng, giúp người khuyết tật tiếp cận sớm các dịch vụ kỹ thuật điều trị, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người khuyết tật.

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Từ năm 2025, đối với một số trường hợp mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... người bệnh được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Chung tay đẩy lùi mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng

Nhân ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12): Chung tay đẩy lùi mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12) nhiều hoạt động được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về đại dịch AIDS do lây nhiễm HIV, kêu gọi sự chung tay phòng, chống HIV/AIDS tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, để AIDS không còn là một mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng.

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

fb yt zl tw