Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra vào ngày 22/5 tới

Sáng 13/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc Phiên họp thứ 23 sau 4,5 ngày làm việc khẩn trương, hiệu quả, chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 dự kiến diễn ra vào ngày 22/5 tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết thúc phiên họp.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết thúc phiên họp.

Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 4,5 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành 17 nội dung theo dự kiến, đồng thời giải quyết thêm 2 nội dung bổ sung gồm cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng và việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Cho biết từng nội dung của phiên họp đều đã có kết luận cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội rà soát để sớm ban hành thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Chủ tịch Quốc hội, về cơ bản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về tất cả các nội dung dự kiến trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5. Bên cạnh đó vẫn còn một số nội dung cần sớm hoàn tất hồ sơ, cũng như tiến hành thẩm tra chính thức để gửi hồ sơ, tài liệu, báo cáo đến đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội rà soát lại toàn bộ nội dung, lưu ý đối với những nội dung chưa bảo đảm đầy đủ yêu cầu về thủ tục, quy trình, chưa tổ chức thẩm tra toàn thể cần sớm xem xét, bố trí lịch để tổ chức thực hiện, gửi tài liệu sớm cho đại biểu Quốc hội theo đúng quy định.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội ngay sau phiên họp rà soát để có văn bản thông báo các việc còn chậm, nêu rõ thời hạn cuối cùng, giao việc cho các cơ quan hữu quan, cả cơ quan trình và cơ quan thẩm tra; nêu rõ nguyên tắc không xem xét, không đưa vào chương trình kỳ họp các nội dung quá thời hạn, không đủ điều kiện để bảo đảm kỷ luật thực hiện quy định của pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nội dung của kỳ họp tối đa là những nội dung đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và từ nay đến kỳ họp Quốc hội sẽ không bổ sung thêm nội dung nào nữa. Ngoài ra, đối với một số nội dung Chính phủ mong muốn làm thí điểm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nghiên cứu để thiết kế lại làm rõ thí điểm ở đâu, thí điểm ở phạm vi nào, cách thức như thế nào để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Tổng Thư ký Quốc hội rà soát các nội dung phải báo cáo định kỳ đến Quốc hội để có thông báo với các cơ quan gửi bổ sung theo đúng quy định.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý các nội dung liên quan đến xây dựng pháp luật cần rà soát để hoàn thiện hồ sơ, có ý kiến chính thức của Chính phủ để bảo đảm đúng quy trình, thủ tục theo luật định.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trước thềm khai mạc kỳ họp, sẽ có họp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Ban Cán sự Đảng Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan và TP. Hà Nội để rà soát lại toàn bộ công tác bảo đảm cho kỳ họp và sẽ có họp báo để cung cấp thông tin về kỳ họp theo quy định của pháp luật.

Dự kiến kỳ họp thứ 5 sẽ diễn ra trong 22 ngày

Trước đó, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Báo cáo về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, về dự kiến chương trình chi tiết, trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến góp ý, căn cứ tình hình thực tế, tại Kỳ họp này sẽ tăng thời gian trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) từ 20 phút lên 25 phút. Bố trí phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội 3 nội dung gồm: dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024; Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3 và thứ 4 của Quốc hội…

Đối với dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự án Luật Đường bộ nếu Quốc hội đồng ý bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (tại kỳ họp thứ 5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ bổ sung vào chương trình Kỳ họp trình Quốc hội biểu quyết thông qua. Do đó, trong dự kiến chương trình kỳ họp trình Quốc hội thông qua tại Phiên họp trù bị chưa thể hiện 3 dự án luật này.

Về việc bố trí Kỳ họp thành 2 đợt, trong đó ấn định thời gian của đợt 1 (kết thúc ngày 10/6) để cơ bản thảo luận xong các nội dung và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo trong khoảng 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt; tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm giải quyết các công việc ở bộ, ngành, địa phương.

Như vậy, dự kiến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 22 ngày tại Nhà Quốc hội; khai mạc vào ngày 22/5 và bế mạc vào ngày 23/6.

Nếu Quốc hội đồng ý bổ sung dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự án Luật Đường bộ nếu Quốc hội đồng ý bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (tại kỳ họp thứ 5) thì thời gian kỳ họp có thể kéo dài thêm 2,5 ngày, dự kiến bế mạc vào ngày 28/6.

Phát biểu ý kiến, đối với báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng cần chuẩn bị báo cáo thật kỹ lưỡng, vì đây là vấn đề lớn, đa chiều, đảm bảo các đại biểu phát biểu tập trung, đúng trọng điểm. Nhằm khắc phục vấn đề chậm gửi tài liệu của các cơ quan, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần khẩn trương trong công tác chuẩn bị, kịp thời gửi trước và cập nhật liên tục tài liệu cho các đại biểu Quốc hội để đảm bảo thời gian nghiên cứu.

Cơ bản nhất trí với báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng, đây là kỳ họp Quốc hội có khối lượng công việc rất lớn, quyết định nhiều nội dung quan trọng. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt từ sớm, phân công các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban để hoàn thành các tài liệu, hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật. Các bộ, ngành cũng đang khẩn trương tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

*Sáng cùng ngày, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 nội dung trình Quốc hội quyết định chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Agribank. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cơ quan soạn thảo thuyết minh kỹ càng, thuyết phục hơn, đánh giá kỹ tác động đến cân đối ngân sách, cân đối nguồn thu, tháo gỡ các vướng mắc để tái cơ cấu, cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Agribank. Các cơ quan nghiên cứu để đưa nội dung này vào Kỳ họp, đưa nội dung vào Nghị quyết Kỳ họp, đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, Ủy ban Kinh tế tiến hành thẩm tra để trình Quốc hội nội dung này tại kỳ họp tới.

Báo Điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 3/4/1975: Giải phóng Đà Lạt, kết thúc Chiến dịch Tây Nguyên

Ngày 3/4/1975: Giải phóng Đà Lạt, kết thúc Chiến dịch Tây Nguyên

3 giờ sáng 3/4/1975, lực lượng của ta đã tiến đến khu vực ngã ba Phi Nôm và chia làm hai mũi: Tiểu đoàn 840 tiến theo đường 21 về thị trấn D’Ran, nhưng địch ở đây đã bỏ chạy, đơn vị nhanh chóng tiếp quản chi khu, quận lỵ và thành lập Ủy ban Quân quản huyện Đơn Dương. Tiểu đoàn 186 theo đường 20 lên Đà Lạt.

Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 13/3/2025, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2025.

Xử lý nghiêm các trường hợp “lợi dụng chính sách” để trục lợi

Xử lý nghiêm các trường hợp “lợi dụng chính sách” để trục lợi

Đó là phát biểu chỉ đạo nhấn mạnh của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh tại Hội nghị sơ kết công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp quý I; phương hướng, nhiệm vụ quý II, năm 2025 diễn ra sáng 3/4.

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone từ trần

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone từ trần

Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

fb yt zl tw