Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5

Sáng 9/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 23 để xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp.

Dự phiên khai mạc có các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Về phía khách mời có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn…

Đây là phiên họp thường kỳ cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc ngày 22/5 tới.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là phiên họp thường kỳ cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc ngày 22/5 tới. Trong thời gian 4 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và cho ý kiến đối với 13 nội dung lớn dự kiến trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành 1/2 ngày làm việc để tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận các nội dung lớn như chủ trương thể chế hóa Nghị quyết 18-NQ/TW về các chính sách, pháp luật đất đai hiện nay; chính đất đai và phương pháp định giá đất; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong việc sửa đổi các luật khác có liên quan, nhất là các dự án luật đang được trình Quốc hội.

Về dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu cho ý kiến về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các nội dung căn cứ vào thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hiện nay; việc tái cơ cấu, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, xử lý nợ xấu, xử lý tình trạng sở hữu chéo; quản lý tài sản bảo đảm; vấn đề thanh tra, kiểm tra, giám sát…

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là dự án luật nhận được sự quan tâm của công dân Việt Nam ở trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài, dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua theo thể thức rút gọn nên càng phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.

Quang cảnh phiên khai mạc.

Quang cảnh phiên khai mạc.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan đóng góp thêm ý kiến sâu về dự án luật này để hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam và người nước ngoài xuất, nhập cảnh vào Việt Nam trong quan hệ với nước ngoài, vừa bảo đảm an ninh chủ quyền quốc gia vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (đồng thời xem xét việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023), nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, và Hội đồng nhân dân các cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm những chức danh do Hội đồng nhân dân bầu phê chuẩn vào các kỳ họp cuối năm.

Liên quan dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tập trung cho ý kiến về các chính sách cụ thể, chính sách mới, các nhóm giải pháp…

Về đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 22, đại biểu Quốc hội đã hoàn thiện hồ sơ và có Tờ trình mới đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính (tên đại biểu đề xuất trước đây là Luật Bản dạng giới). Chủ tịch Quốc hội đề nghị xem xét, cho ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật nêu trên, nhất là về sự cần thiết các chính sách lớn và đánh giá tác động của chính sách được đề xuất để có quyết định phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Báo cáo tài chính nhà nước năm 2021; Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đã gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Trong thời gian diễn ra phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội để xem xét nội dung của chương trình kỳ họp. Nhấn mạnh dự kiến chương trình kỳ họp tới là rất nặng, tính riêng chương trình xây dựng luật và pháp lệnh có đến 20 dự án luật và dự thảo nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng để thuyết phục được Quốc hội, các cơ quan phải tập trung cao độ bảo đảm cho kỳ họp hoàn thành với nội dung tốt nhất.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định đối với 3 nội dung thuộc thẩm quyền bao gồm: dự thảo Nghị quyết về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023-2030; việc sử dụng kinh phí để mua bù một số mặt hàng trong dự trữ quốc gia; báo cáo công tác dân nguyện Quốc hội tháng 4.

Với khối lượng công việc lớn của phiên họp, thời gian khẩn trương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ, cơ quan hữu quan phát huy tinh thần trách nhiệm để bảo đảm chất lượng của phiên họp đạt kết quả tốt nhất.

Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận đầu tiên của phiên họp: Cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Chiều 17/4, tại trụ sở Tỉnh ủy, dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên về kết quả triển khai Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Cần chính sách đặc thù bảo tồn, phát huy di sản văn hóa quý hiếm

Cần chính sách đặc thù bảo tồn, phát huy di sản văn hóa quý hiếm

Tham gia thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền…

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nguyện chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hiện đại, xứng đáng là quê hương của các đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Đảng bộ huyện Bảo Yên: Phát huy tinh thần đổi mới, đột phá, phát triển

Đảng bộ huyện Bảo Yên: Phát huy tinh thần đổi mới, đột phá, phát triển

Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 có chủ đề: “Đoàn kết - dân chủ - đổi mới - phát triển”, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngoài tinh thần đoàn kết, dân chủ, sự tích cực đổi mới trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương đã mang lại những đột phá, đổi thay rõ rệt tại “huyện cửa ngõ” chính yếu của tỉnh.

fb yt zl tw