Kiểm lâm Lào Cai 50 năm xây dựng và phát triển

Suốt chặng đường gần 50 năm qua, kiểm lâm Lào Cai luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái.

Phối hợp với nhân dân tuần tra, bảo vệ rừng.JPG
Phối hợp với nhân dân tuần tra, bảo vệ rừng.

Thực hiện Điều 16 Pháp lệnh quy định về việc Bảo vệ rừng, ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101 Quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân.

Từ đó đến nay, lực lượng kiểm lâm Việt Nam không ngừng lớn mạnh và trưởng thành mọi mặt cùng với sự phát triển chung của đất nước. Từ chỗ ban đầu cả nước mới triển khai thí điểm công tác bảo vệ rừng ở 3 tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái và Vĩnh Phúc, đến nay, tất cả các tỉnh, thành phố đều có chi cục kiểm lâm.

Ngày 16/4/1974 Chi cục Kiểm lâm nhân dân tỉnh Lào Cai được thành lập. Suốt chặng đường gần 50 năm qua, kiểm lâm Lào Cai luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái. Tỉnh Lào Cai từ điểm xuất phát tỷ lệ che phủ rừng là 38,9% năm 1973, năm 1983, trong giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, tỷ lệ che phủ chỉ còn 14,5%; đến nay, sau 40 năm nuôi trồng và bảo vệ, tỷ lệ che phủ rừng đã đạt 57,7%. Rừng đã mang lại không khí, môi trường trong lành, mang lại nguồn sinh thủy cho đời sống xã hội cho Lào Cai và đồng bằng Bắc Bộ. Rừng Lào Cai cũng là phên dậu vững vàng bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Ngày đầu thành lập và hoạt động, lực lượng kiểm lâm Lào Cai có Văn phòng Chi cục, 6 hạt kiểm lâm huyện, thị xã, 7 trạm kiểm soát lâm sản, biên chế 181 người. Những cán bộ kiểm lâm thời đó chủ yếu là bộ đội chuyển ngành, đa số chưa được đào tạo cơ bản về chuyên ngành. Với tinh thần của đảng viên, của anh Bộ đội Cụ Hồ, với nhiệt huyết và thấm lời Bác dạy “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ thì rừng rất quý”; các thế hệ kiểm lâm đã không ngừng học hỏi, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và không tiếc sức mình bảo vệ, tuyên truyền, vận động Nhân dân giữ rừng, giữ nguồn nước, giữ biên giới và trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, giúp người dân phát triển kinh tế rừng.

Năm 2002 thành lập Chi cục Lâm nghiệp và Vườn Quốc gia Hoàng Liên; đầu năm 2016, Chi cục Lâm nghiệp được sáp nhập vào Chi cục Kiểm lâm, các ban quản lý rừng phòng hộ cũng được chuyển giao từ UBND cấp huyện về trực thuộc hạt kiểm lâm huyện… Đến nay, lực lượng kiểm lâm Lào Cai có 382 người (300 công chức, 82 viên chức), trong đó Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Hoàng Liên có gần 50 người. Về trình độ chuyên môn, đã có 50 thạc sỹ, 298 đại học, 31 trung cấp...

Trước đây, thu nhập của người dân từ rừng chủ yếu là khai thác gỗ và các lâm sản từ rừng tự nhiên, trong những năm gần đây, các sản phẩm từ rừng trồng đã dần thay thế. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết số 09 ngày 24/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020, lực lượng kiểm lâm đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân thực hiện chính sách của Nhà nước, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học trong kinh doanh rừng trồng, từng bước xã hội hóa nghề rừng…

Đến năm 2021, tư duy lâm nghiệp đã chuyển sang “phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học” và “tập trung phát triển cây quế là hàng hóa chủ lực và phát triển kinh tế đồi rừng theo hướng bền vững”.

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng nhanh qua từng thời kỳ, giai đoạn 2016 đến nay, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 12%/năm, riêng năm 2022, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 2.972 tỷ đồng (tăng 1.572 tỷ đồng so với năm 2015), chiếm trên 17% tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp; cây quế cho giá trị bình quân 40 triệu đồng/ha/năm, sản phẩm quế được chế biến sâu phục vụ xuất khẩu, đời sống của “lâm dân” được nâng cao...

Bên cạnh việc tập trung phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản, với vai trò là lực lượng nòng cốt bảo vệ rừng, thực thi pháp luật về lâm nghiệp, lực lượng kiểm lâm đã tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở các thôn, bản; phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan chủ động tổ chức tuần tra, kiểm soát, chống khai thác, săn bắt, nuôi nhốt động vật rừng; mua bán, chế biến, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép và phòng cháy, chữa cháy rừng tại các vùng trọng điểm và khu vực giáp ranh. Qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp.

Với nhiều thành tích trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, năm 2003, Chi cục Kiểm lâm tỉnh vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 2007 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Lào Cai đã tặng Cờ thi đua xuất sắc, tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen cho các tập thể, cá nhân qua các thời kỳ. Đảng bộ, các chi bộ và tổ chức đoàn thể thuộc lực lượng kiểm lâm nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến, xuất sắc và trong sạch, vững mạnh.

Trong những năm tiếp theo sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức do môi trường tiếp tục bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu cực đoan, sự suy giảm nền kinh tế toàn cầu. Cùng với đó là yêu cầu phát triển của cơ giới hóa, công nghiệp hóa, công nghệ thông tin, định hướng xây dựng xã hội số của Chính phủ, của tỉnh... Vì vậy, lực lượng kiểm lâm Lào Cai sẽ nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh Lào Cai ngày càng bền vững...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw