Khủng hoảng y tế ở Hàn Quốc chưa có hồi kết

Tính đến nay, cuộc khủng hoảng y tế tại Hàn Quốc đã bước sang ngày thứ 47 và chưa có dấu hiệu lắng dịu. Đây là điều được dư luận Hàn Quốc đặc biệt chú ý trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử ở nước này đang cận kề.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, người dân Hàn Quốc đặc biệt quan tâm lớn đến việc giải quyết căng thẳng y tế hiện tại. Nhiều cử tri Hàn Quốc khi được hỏi đều trả lời rằng, họ mong muốn cuộc khủng hoảng y tế ở nước này sớm kết thúc trong bối cảnh nhiều bệnh nhân đang rất cần bác sĩ.

Gần 100% bác sĩ nội trú Hàn Quốc xin thôi việc.
Gần 100% bác sĩ nội trú Hàn Quốc xin thôi việc.

Cuộc khủng hoảng y tế ở Hàn Quốc đến nay đã bước sang ngày thứ 47 và chưa có dấu hiệu lắng dịu. Cách đây 2 ngày, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã lần đầu tiên có cuộc gặp với đại diện của Hiệp hội bác sĩ nội trú trong nỗ lực tìm tiếng nói chung để tháo gỡ căng thẳng y tế. Tuy nhiên, cuộc gặp dường như chưa mang lại kết quả mà hai bên mong muốn. Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc gặp, cộng đồng y khoa Hàn Quốc nhận định cuộc đối thoại lịch sử mà họ mong đợi đã đi vào ngõ cụt. Trong khi trong thông điệp trên mạng xã hội, Tổng thống Hàn Quốc ngụ ý rằng cuộc gặp trên không đạt được kết quả mà như mong đợi của bác sĩ thực tập, do đó căng thẳng sẽ có thể kéo dài.

Trong một tuyên bố, Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh: “Nếu các bác sĩ đưa ra giải pháp đúng đắn và hợp lý hơn, chúng ta có thể thảo luận bao nhiêu tùy ý. Chính sách của chính phủ luôn cởi mở. Nếu họ đưa ra những quan điểm tốt hơn và những căn cứ hợp lý, chính sách của chính phủ có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn”.

Kể từ ngày 19/2 vừa qua, hàng nghìn bác sĩ nội trú, bác sĩ thực tập, giáo sư y khoa ở Hàn Quốc đồng loạt đình công, nghỉ việc để phản đối đề xuất tăng thêm chỉ tiêu tuyển sinh các trường y khoa của Chính phủ Hàn Quốc. Theo lộ trình, chính phủ nước này dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh thêm 2.000 sinh viên trong năm học 2025 và thêm 10.000 vào năm 2035. Cho đến nay, giới chức Hàn Quốc vẫn tuyên bố họ vẫn kiên quyết sẽ thực hiện tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Bởi theo lý giải của chính quyền, việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt bác sĩ ở khu vực nông thôn và tình trạng thiếu bác sĩ ở các lĩnh vực y tế thiết yếu như nhi khoa và phẫu thuật thần kinh, cũng như giải quyết tình trạng dân số già.

Diễn biến trên diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc sẽ tiến hành cuộc tổng tuyển cử để bầu ra quốc hội khóa 22 ở Hàn Quốc vào ngày 10/4 tới. Việc giải quyết xung đột có ý nghĩa đặc biệt bởi đây là vấn đề dân sinh thiết yếu, chi phối cuộc sống của nhiều người dân, từ đó có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw