Trên thế giới, chỉ có rất ít tác phẩm hội họa đạt được danh tiếng lớn ở tầm quốc tế, khiến công chúng dù không am hiểu hay đam mê hội họa vẫn phải biết tới.
Dưới đây là những tác phẩm đã đạt tới mức độ nổi tiếng như thế, dựa trên mức độ tìm kiếm thông tin của người dùng Internet trên các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay:
Bức "Mona Lisa"
Không yêu hội họa, cũng phải biết bí mật của 10 bức tranh nổi tiếng này - 1Nhấn để phóng to ảnh
Họa sĩ người Ý Leonardo da Vinci thực hiện tại phẩm này trong khoảng thời gian từ năm 1503 tới 1519. Hiện tại, tác phẩm đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre, Paris, Pháp.
Không bất ngờ khi đây là tác phẩm đứng đầu bảng, là tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất thế giới. Bức "Mona Lisa" khắc họa một người phụ nữ bí ẩn với nụ cười mang nhiều ẩn số. Dù vậy, cho tới nay, người ta cũng đã nắm được một số thông tin cụ thể xung quanh tác phẩm này.
Người xuất hiện trong tranh được cho là một phụ nữ có tên Lisa Gherardini, vợ của một nhà buôn sống ở Florence (Ý) - ông Francesco del Giocondo. Tác phẩm này đại diện cho sự cách tân trong hội họa thời bấy giờ, bởi đây là một trong những tác phẩm tranh chân dung đầu tiên tập trung cao độ vào nhân vật.
Trước đó, các bức chân dung thường đặt nhân vật trong một bối cảnh cầu kỳ và họa sĩ rất trau chuốt trong việc khắc họa bối cảnh, bên cạnh việc khắc họa nhân vật. Tác phẩm lần đầu được trưng bày trong bảo tàng Louvre hồi năm 1804.
Điều ít biết: Trước thế kỷ 20, bức "Mona Lisa" vẫn còn ít được biết tới. Nhưng hồi năm 1911, một cựu nhân viên của bảo tàng đã đánh cắp tác phẩm, bức tranh lưu lạc trong vòng 2 năm. Chính vụ trộm đã khiến tác phẩm được nhắc đến, dần trở nên nổi tiếng trong văn hóa đại chúng và kể từ đó, đây được xem là tác phẩm đỉnh cao của hội họa Phục hưng.
Bức "Bữa tối cuối cùng"
Họa sĩ người Ý Leonardo da Vinci thực hiện bức bích họa trong khoảng thời gian từ năm 1495 tới 1498. Tác phẩm nằm trong nhà thờ Santa Maria delle Grazie ở Milan, Ý.
Leonardo da Vinci là họa sĩ duy nhất xuất hiện hai lần trong danh sách này. Tác phẩm "Bữa tối cuối cùng" được thực hiện trong một thời kỳ mà những hình dung về tôn giáo vẫn là chủ đề thống trị trong hội họa. Bức "Bữa tối cuối cùng" khắc họa lần cuối Chúa dùng bữa với các tông đồ. Đây là một bức bích họa khổng lồ có kích thước 4,6 x 8,8m.
Điều ít biết: Bức bích họa đã trải qua rất nhiều biến động thời cuộc, bởi người ta không thể di chuyển tác phẩm đi đâu để bảo vệ an toàn cho nó giữa bối cảnh những xung đột từng nổ ra. Tác phẩm còn từng bị phơi ra dưới nắng mưa trong thời kỳ Thế chiến II, khi ấy, phần mái nhà thờ che chở cho khu vực có bức bích họa đã bị trúng bom.
Bức "Đêm đầy sao"
Họa sĩ người Hà Lan Vincent van Gogh thực hiện tác phẩm hồi năm 1889. Hiện tại, tác phẩm đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại nằm ở thành phố New York, Mỹ.
Bức tranh theo phong cách trừu tượng này là một minh chứng điển hình cho phong cách riêng và cách đưa cọ vẽ rất khác biệt của Van Gogh. Gam màu xanh và vàng đầy ấn tượng, cộng thêm những hình ảnh được khắc họa bằng những đường xoáy, khiến khung cảnh trong tranh như mộng mị, mê hoặc người yêu hội họa suốt nhiều thập kỷ qua.
Điều ít biết: Van Gogh đang sống trong một bệnh viện tâm thần nằm ở Saint-Rémy, Pháp, khi thực hiện bức họa này. Ông lấy cảm hứng từ bối cảnh mở ra trước cửa sổ phòng mình trong bệnh viện.
Bức "Tiếng thét"
Họa sĩ người Na Uy Edvard Munch thực hiện bức họa này hồi năm 1893. Tác phẩm có một số phiên bản, trong đó, hai phiên bản được trưng bày trước công chúng hiện nằm ở Bảo tàng Quốc gia và Bảo tàng Munch ở Oslo, Na Uy.
Hồi năm 2012, một phiên bản "Tiếng thét" được thực hiện bằng chất liệu màu phấn đã bán được với giá gần 120 triệu USD tại một cuộc đấu giá.
Cũng giống như bức "Mona Lisa", có hai phiên bản của bức "Tiếng thét" đã từng bị đánh cắp hai lần (hồi năm 1994 và 2004), chính thông tin về những vụ trộm đã khiến công chúng biết nhiều hơn tới tác phẩm. Về sau này, cả hai phiên bản bị đánh cắp đều đã được tìm thấy lại.
Điều ít biết: Theo ý tưởng nguyên bản khi sáng tạo tác phẩm của họa sĩ Edvard Munch, nhân vật xuất hiện trong tác phẩm không hề tạo ra tiếng thét, mà đang cố gắng bịt tai lại để không phải nghe tiếng thét vang vọng từ bối cảnh xung quanh.
Tác phẩm này được lấy cảm hứng từ một trải nghiệm của chính họa sĩ, khi ông đang đi dạo lúc hoàng hôn ở Oslo, bầu trời rực đỏ lạ lùng khi ấy đã gây choáng ngợp mạnh đối với ông.
Bức "Guernica"
Họa sĩ người Tây Ban Nha Pablo Picasso thực hiện bức họa này hồi năm 1937. Tác phẩm hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Reina Sofía, Madrid, Tây Ban Nha.
Đây là bức tranh có tuổi đời ít nhất trong danh sách này, tác phẩm khắc họa cảnh thị trấn Guernica (Tây Ban Nha) bị không kích trong thời kỳ xảy ra Nội chiến Tây Ban Nha (1936 - 1939). Tác phẩm mang đậm phong cách riêng của Picasso và khắc họa những nỗi kinh hoàng của chiến tranh. Đây là một tác phẩm hội họa thuộc đề tài phản chiến nổi bật trong thế kỷ 20.
Điều ít biết: Tác phẩm "Guernica" từng được chuyển tới Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Metropolitan ở New York, Mỹ trong thời kỳ Thế chiến II, để đảm bảo an toàn cho tác phẩm. Picasso yêu cầu tác phẩm được giữ lại đó cho tới khi tình hình tại Tây Ban Nha ổn định trở lại. Tác phẩm chính thức quay trở về Madrid vào năm 1981.
Bức "Nụ hôn"
Họa sĩ người Áo Gustav Klimt thực hiện bức họa này trong khoảng thời gian từ năm 1907 tới 1908. Tác phẩm hiện được trưng bày tại bảo tàng Österreichische Galerie Belvedere nằm ở Vienna, Áo.
Tác phẩm thuộc vào "thời kỳ vàng" của Gustav Klimt, ông khắc họa hai nhân vật của mình trong những bộ phục trang đầy ấn tượng, hai nhân vật có kích thước bằng người thật đắm chìm trong nụ hôn của họ. Với tác phẩm này, Klimt khẳng định rằng tình yêu chính là tâm điểm trong sự tồn tại của con người. Tác phẩm được thực hiện với đầy sức hấp dẫn và sự mê hoặc.
Điều ít biết: Các tác phẩm của Klimt rất được giá trên thị trường. Hồi năm 2016, "nữ hoàng truyền hình" người Mỹ - bà Oprah Winfrey từng bán tác phẩm "Chân dung nàng Adele Bloch-Bauer II" do danh họa Gustav Klimt thực hiện hồi năm 1907, với mức giá 150 triệu USD, lãi tới 60 triệu USD so với mức giá lúc bà mua vào.
Bức "Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai"
Họa sĩ Johannes Vermeer thực hiện tác phẩm hồi năm 1665. Hiện tại, tác phẩm đang trưng bày tại bảo tàng Mauritshuis, The Hague, Hà Lan.
Tác phẩm này thường được so sánh với bức "Mona Lisa". Thực tế, bức "Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai" không phải là một bức chân dung đích thực, mà là một dạng tranh khắc họa nhân vật giả tưởng với những yếu tố phóng tác dựa trên cảm hứng của họa sĩ.
Siêu phẩm tranh sơn dầu này gây ấn tượng bởi chính sự đơn giản lạ lùng của nó. Cô gái đội khăn màu xanh và vàng, đeo khuyên tai ngọc trai "ngoại cỡ" là hình ảnh điểm nhấn của tác phẩm, xuất hiện nổi bật trên nền tối.
Điều ít biết: Khi bảo tàng Mauritshuis trải qua đợt tu sửa từ năm 2012 tới năm 2014, tác phẩm đã được đem trưng bày tại nhiều quốc gia trên thế giới, đi đến đâu, tác phẩm cũng thu hút sự quan tâm lớn và càng trở nên nổi tiếng hơn.
Bức "Sự ra đời của thần Vệ Nữ"
Họa sĩ Sandro Botticelli đã thực hiện tác phẩm này hồi năm 1485. Tác phẩm đang được trưng bày trong bảo tàng nghệ thuật Le Gallerie Degli Uffizi ở Florence, Ý.
Đây là bức tranh cổ nhất xuất hiện trong danh sách này. Tác phẩm có thể đã được đặt hàng thực hiện bởi một nhà quý tộc yêu hội họa ở Florence (Ý) thời bấy giờ. Lúc này, Botticelli bắt đầu hứng thú với những câu chuyện thần thoại Hy Lạp và đang ở thời kỳ đầu của hội họa Phục hưng, ông đã sáng tạo nên một thần Vệ Nữ tuyệt đẹp.
Điều ít biết: Danh họa Botticelli đã có những cách tân mạnh mẽ so với các họa sĩ đương thời thông qua tác phẩm này. Trước hết, ông thực hiện tác phẩm trên vải thay vì trên gỗ như thói quen của nhiều họa sĩ cùng thời.
Thứ hai, khỏa thân vẫn là đề tài hiếm thấy thời bấy giờ, việc ông khắc họa thần Vệ Nữ đã thể hiện sự táo bạo tiên phong vượt ra ngoài khuôn khổ. Không những thế, tác phẩm có kích thước lớn, thần Vệ Nữ xuất hiện ở vị trí trung tâm càng cho thấy sự táo bạo của Botticelli.
Bức "Các thị nữ"
Họa sĩ người Tây Ban Nha Diego Velázquez thực hiện tác phẩm hồi năm 1656. Tác phẩm hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Prado, Madrid, Tây Ban Nha.
Madrid là thành phố duy nhất xuất hiện trong danh sách này tới hai lần, thành phố này có tác phẩm "Guernica" (đã đề cập ở trên) và bức "Các thị nữ". Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của họa sĩ Diego Velázquez, cũng là tác phẩm có kích thước lớn hàng đầu trong sự nghiệp của ông.
Sự phức tạp trong bố cục tác phẩm đã khiến giới phê bình và công chúng hứng thú suốt nhiều thế kỷ. Tác phẩm vừa khắc họa đời sống trong Hoàng gia Tây Ban Nha, vừa là một bức chân dung tự họa của họa sĩ Velázquez, ông chính là nhân vật xuất hiện ở góc trái.
Điều ít biết: Tác phẩm được đặt hàng thực hiện bởi vua Philip IV của Tây Ban Nha, ông trị vì từ năm 1621 tới 1665. Tác phẩm được trưng bày trong cung điện của Hoàng gia Tây Ban Nha cho tới năm 1819 thì chuyển sang trưng bày tại bảo tàng Prado.
Bức "Tạo ra Adam"
Họa sĩ người Ý Michelangelo thực hiện tác phẩm bích họa này trong khoảng thời gian từ năm 1508 tới 1512. Tác phẩm bích họa nằm trên trần nhà nguyện Sistine ở Vatican.
Đây là tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng nhất trong sự nghiệp hội họa của Michelangelo. Tác phẩm bích họa nằm trên trần nhà nguyện khắc họa Chúa và Adam đang vươn cánh tay, hai ngón tay của họ gần chạm vào nhau.
Hình thể của Adam cho thấy một khía cạnh tài năng khác của Michelangelo, đó là sự am hiểu của ông về cơ thể người, Michelangelo còn được biết tới với bức tượng "David", một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới.
Điều ít biết: Trần nhà nguyện Sistine đã từng bị ám khói sau hàng thế kỷ người ta thắp nến bên trong nhà nguyện. Sau quá trình phục chế lâu dài kết thúc vào năm 1989, người ta ngỡ ngàng được thấy những sắc màu nguyên bản rất tươi sáng và đầy ấn tượng mà Michelangelo từng sử dụng cho tác phẩm.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn thiên nhiên và di sản tại khu vực Đông Nam Á.
Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.
NSƯT Võ Hoài Nam chia sẻ cảnh quay máy bay trực thăng suýt gây thảm họa vì lông gà hút vào động cơ và kỷ lục đạt giải ''Diễn viên trẻ xuất sắc châu Á''.
Tối 12-7, tại Myanmar, Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyên của Việt Nam đã xuất sắc vượt qua 39 thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới để đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Mrs Supranational 2025 - Hoa hậu Quý bà Siêu quốc gia 2025.
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo “cú hích” mạnh mẽ trong việc xây dựng và bảo tồn văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Khoảnh khắc gõ búa lịch sử ghi nhận quần thể di tích Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc chính thức trở thành Di sản Văn hóa Thế giới đã mang lại niềm vui và tự hào lớn lao cho phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO)
50 bức ảnh về con người, văn hóa và phong cảnh thiên nhiên Việt Nam của các tác giả Việt Nam và tác giả người Đức Götz Peter Reichelt, được trưng bày ở không gian ngoài trời của Vườn Thế giới Berlin.
Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới (Công ước 1972 về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO) đang diễn ra tại Thủ đô Paris (Pháp).
“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.
UBND tỉnh vừa có văn bản số 112/UBND-VX về việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ hàng chục nữ tác giả trẻ viết thể loại tiểu thuyết tình cảm đồng tính nam - còn được biết đến rộng rãi ở châu Á với tên gọi "boys' love" trong chiến dịch truy quét nội dung khiêu dâm trực tuyến trên toàn quốc.
Mươi năm trở lại đây, nhà văn Tống Ngọc Hân gây ấn tượng trong làng văn với những tác phẩm mang chất liệu, hơi thở cuộc sống của con người miền sơn cước. Cuộc đời Tống Ngọc Hân cũng đa đoan và muôn nỗi như trang viết của chị.
Nữ ca sĩ Hồng Nhung chính thức ra mắt MV “Tự hỏi”, một dự án âm nhạc được diva gọi là lớn nhất về quy mô và tâm huyết trong hơn 4 thập kỷ hoạt động nghệ thuật.
Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống.
Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc.
Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.
Có những con người mà năm tháng càng trôi qua, tên tuổi họ càng sáng rõ như một phần di sản tinh thần của dân tộc. Nguyễn Tuân - nhà văn, nhà văn hóa, một tài hoa bậc thầy của nền văn học Việt Nam hiện đại - là một trong số đó.
Đại diện Việt Nam – Wang An Nam đã xuất sắc đăng quang danh hiệu Nam vương Du lịch Thanh thiếu niên Toàn cầu 2025 – Mister Tourism Junior Global 2025 tại Bangkok, Thái Lan.