Không miễn phí điều trị Covid-19, BHYT sẽ chi trả

Chuyển Covid-19 từ dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B chỉ là thay đổi trong thanh toán chi phí điều trị, còn phác đồ và phương thức điều trị Covid-19 vẫn như bình thường.

Chiều 14-6, tại cuộc tọa đàm trao đổi về truyền thông y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, đối với dịch Covid-19 khi chuyển từ dịch truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B thì việc điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ không miễn phí nữa nhưng nếu người bệnh có thẻ BHYT sẽ được thanh toán theo quy định của BHYT.

"Đây chỉ là thay đổi trong thanh toán, còn phác đồ và phương thức điều trị Covid-19 vẫn như bình thường không phân biệt dịch nhóm A hay B", Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, đồng thời cho biết, Bộ Y tế và Bộ Tư pháp đang tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có quyết định chuyển Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B, dự kiến sẽ trong tháng 6 này.

BHYT sẽ thanh toán chi phí điều trị Covid-19 khi chuyển sang dịch bệnh nhóm B.

BHYT sẽ thanh toán chi phí điều trị Covid-19 khi chuyển sang dịch bệnh nhóm B.

Trong khi đó, ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam luôn giám sát đồng bộ về tình hình dịch bệnh. Do đó khi chuyển Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B, theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm cho thấy, phân loại dựa trên bệnh học là chủ yếu. Tại Việt Nam, dịch bệnh ở nhóm A việc phòng chống chủ yếu là các biện pháp về hành chính xã hội, khi sang nhóm B thì bỏ các hoạt động kiểm soát về hành chính xã hội. Hay nói cách khác là nếu nhóm A thì ngoài ngành y tế sẽ có các bộ, ngành cùng tham gia chống dịch nhưng khi sang nhóm B thì chủ yếu là ngành y tế triển khai các biện pháp phòng chống.

Theo Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận hơn 85.000 ca mắc Covid-19. Trung bình, mỗi tháng nước ta có 17.000 ca, giảm 8,5 lần so với năm 2021 và giảm 48 lần so với năm 2022. Cả nước cũng ghi nhận 20 ca tử vong do Covid-19, tỷ lệ tử vong giảm mạnh xuống còn 0,02% (năm 2021 là 1,86%, năm 2022 là 0,1%). Toàn quốc cũng đã tiêm chủng được trên 226 triệu liều vaccine Covid-19 các loại. Tỷ lệ tiêm liều cơ bản cao hơn 1,4 lần so với trung bình của thế giới. Tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại cao hơn 2 lần so với trung bình thế giới.

Báo Sài Gòn giải phóng null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó phần lớn bệnh nhân đến viện quá muộn, vượt qua “giờ vàng” - thời gian tối ưu để can thiệp cứu sống và hạn chế di chứng.

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Johns Hopkins huấn luyện robot thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ túi mật trên bệnh nhân thật với độ thành thạo sánh ngang chuyên gia.

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định thu hồi giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe với 17 sản phẩm. Đây là đợt hủy giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy mô lớn, cho thấy quyết tâm siết chặt quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng.

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, không để xảy ra tiêu cực trong giám định và điều trị bắt buộc bệnh tâm thần. Công điện nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu và tăng cường ứng dụng công nghệ, đảm bảo minh bạch trong hoạt động chuyên môn.

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Ngày 11/7 hằng năm được lựa chọn là Ngày Dân số thế giới nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về các vấn đề dân số. Ngày Dân số thế giới năm 2025 có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, nhằm đẩy mạnh nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.

fb yt zl tw