Không còn khám, điều trị miễn phí đối với người bệnh mắc COVID-19

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin những điểm mới cần biết khi COVID-19 chính thức chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Trong đó, không còn khám, điều trị miễn phí đối với người bệnh mắc COVID-19.

Theo đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, để triển khai đồng bộ, thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch sau khi bệnh COVID-19 chuyển từ nhóm A sang nhóm B, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch quản lý bền vững dịch COVID - 19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.

Từ ngày 20/10/2023 trở đi, người bệnh đến khám và điều trị bệnh COVID-19 sẽ không còn được khám và điều trị miễn phí.

Đồng thời, Sở Y tế đã trình UBND TP Hồ Chí Minh xem xét, phê duyệt nhằm triển khai, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến nghị, người dân không nên chủ quan, lơ là khi COVID-19 chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, vì điều này không có nghĩa bệnh sẽ nhẹ hơn. Nguyên nhân là virus gây bệnh vẫn có thể biến đổi, nên việc giám sát bệnh COVID-19 sẽ không chỉ trên ca bệnh, mà tiếp tục được giám sát lồng ghép vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác nhằm theo dõi các biến thể của virus.

Cũng theo Sở Y tế, phác đồ điều trị bệnh COVID-19 vẫn giữ như hiện tại, chưa thay đổi khi bệnh chuyển sang nhóm B, nhưng vẫn theo hướng dẫn cập nhật mới nhất tính đến tháng 6/2023. Người mắc bệnh COVID-19 phải đeo khẩu trang trong 10 ngày kể từ ngày phát bệnh hoặc từ ngày có kết quả dương tính.

Hiện Bộ Y tế đã có kế hoạch sử dụng vaccine phòng COVID-19 trong năm 2023, tiếp tục ưu tiên tiêm các đối tượng có nguy cơ như người cao tuổi, người có bệnh nền. Các mũi tiêm cơ bản cho người dân cũng đã triển khai đầy đủ. Theo đó, Bộ vẫn tiếp tục tiêm miễn phí vaccine phòng COVID-19 trong năm 2023.

Liên quan đến vấn đề thanh toán chi phí khám, điều trị bệnh COVID-19, từ ngày 20/10/2023 trở đi, người bệnh đến khám và điều trị bệnh COVID-19 sẽ không được ngân sách nhà nước chi trả, thay vào đó sẽ được hưởng chi trả bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.

Riêng đối với người bệnh vào viện trước ngày 20/10/2023 và ra viện sau ngày này, bệnh nhân sẽ được ngân sách nhà nước chi trả chi phí khám, điều trị bệnh đến trước ngày 20/10/2023, từ ngày 20/10/2023 quỹ BHYT sẽ chi trả chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân theo quy định của BHYT. Trong trường hợp người bệnh không tham gia BHYT thì sẽ tự thanh toán. Cũng từ ngày 20/10/2023, những tình nguyện viên, cộng tác viên tham gia chống dịch COVID-19 sẽ không còn phụ cấp chống dịch.

Đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, Sở cũng đã tham mưu UBND Thành phố ban hành quyết định giải thể Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 (tại huyện Bình Chánh). Đây là bệnh viện dã chiến duy nhất của Thành phố đặt trong tình trạng sẵn sàng kích hoạt trở lại (trong vòng 48 giờ), nhằm tiếp nhận người bệnh COVID-19 trong tình huống dịch bùng phát trở lại ở giai đoạn chờ Bộ Y tế công bố chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A chuyển sang nhóm B.

Sở Y tế sẽ điều chuyển các trang thiết bị còn lại trong bệnh viện gồm giường inox, hệ thống oxy đến các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc để phục vụ cho hoạt động khám, chữa bệnh thông thường.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ngày càng len lỏi vào hệ thống phân phối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào ngành y tế, vấn đề đặt ra hiện nay là cuộc chiến chống thuốc giả, không chỉ là trách nhiệm hành chính. Đó là phép thử về năng lực quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ và đặc biệt - là thước đo đạo lý của xã hội.

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Hành trình yêu thương không giới hạn

Hành trình yêu thương không giới hạn

Có những đứa trẻ không thể gọi mẹ bằng tiếng “mẹ” đầu đời. Có những ánh mắt ngơ ngác không phản hồi lại vòng tay yêu thương… Đó là nỗi niềm của các gia đình có con mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ - hành trình của nước mắt, hy vọng và tình yêu không điều kiện.

fb yt zl tw