Không có việc hơn 30 nghìn tấn gạo, ngô xuất khẩu bị mốc hỏng ở Lào Cai

Chung quanh việc dồn ứ gạo xuất khẩu sang Trung Quốc, tại các cửa khẩu ở Lào Cai, có thông tin cho rằng hiện đang có hơn 30 nghìn tấn gạo, ngô bị mốc hỏng, nguy cơ phải đổ bỏ, thiệt hại rất lớn.

Phóng viên Báo NDĐT đã tìm hiểu thực tế và làm việc với cơ quan chức năng địa phương về việc này.

Sáng 10/7, chúng tôi có mặt tại kho bảo quản gạo của Công ty TNHH Xuân Phát, đặt tại lô 30, Khu Công nghiệp bắc Duyên Hải (TP Lào Cai), cách lối mở Bản Quẩn khoảng 8 km (nơi Bộ Công thương cho phép xuất khẩu gạo thí điểm qua địa bàn của tỉnh Lào Cai). Tiếng máy nổ ầm ì, chiếc ô tô tải (loại năm trục bánh) mang biển số 24C - 004.10, chở 27 tấn gạo đang lùi vào để bốc gạo xuống kho.

Chị Trương Thị Thu Hà, cán bộ phụ trách kho bãi của Công ty TNHH Xuân Phát cho biết: Là doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nông sản tại Lào Cai từ nhiều năm nay, chúng tôi phải quan tâm, chú trọng hệ thống kho chứa để bảo quản hàng hóa, nhất là mặt hàng gạo, do phải vận chuyển gạo từ miền Nam ra, lại còn phụ thuộc vào phía đối tác (Trung Quốc) tiếp nhận hàng. Hệ thống kho chứa của công ty có thể chứa được hàng chục nghìn tấn gạo, bảo đảm tồn trữ trong vòng 3 - 5 tháng mà không giảm phẩm cấp, nếu kéo dài hơn thì gạo sẽ ngả màu vàng (kém mã), chứ không mốc hỏng, phải đổ bỏ. Trong thời gian qua, công ty chúng tôi không bị mốc hỏng, hư hại một cân gạo nào.

Bảo quản gạo, chống mốc hỏng ở kho chứa của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Việt - Tú.
Bảo quản gạo, chống mốc hỏng ở kho chứa của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Việt - Tú.

Từ đầu năm đến nay, Công ty TNHH Xuân Phát đã xuất khẩu hơn 10 nghìn tấn gạo qua các cửa khẩu, lối mở cửa tỉnh Lào Cai sang thị trường Trung Quốc. Hiện nay, do phía Trung Quốc siết chặt quản lý biên giới, nên việc xuất khẩu gạo tạm thời bị đình trệ, tồn đọng tại kho khoảng 4 nghìn tấn.

“Chúng tôi tập trung bảo quản tốt, chờ đợi điều kiện thuận lợi thì tiếp tục xuất khẩu gạo. Hoạt động tại đây nhiều năm, chúng tôi hiểu đây là việc bình thường trong buôn bán, làm ăn với phía Trung Quốc”, bà Hà nói.

Tại kho hàng của Công ty Thương mại Việt - Tú, đặt tại lô F18, Khu Công nghiệp Đông Phố Mới (TP Lào Cai), những bao gạo được xếp ngay ngắn, chống ẩm và chống nóng. Hiện, tại đây đang chứa khoảng bảy nghìn tấn gạo có nguồn gốc từ miền nam, đợi “thời cơ” xuất khẩu trở lại sang Trung Quốc. Đối với doanh nghiệp này, đối tác phía Trung Quốc đã thanh toán phần lớn trị giá lô hàng gạo bằng phương thức hàng đổi hàng nên không bị đọng vốn.

“Chúng tôi vừa đầu tư nâng cấp kho chứa hàng theo công nghệ chân không, bảo đảm có thể bảo quản gạo và thóc trong thời gian rất dài, có thể hàng năm”, bà Nguyễn Việt Tú, Giám đốc Công ty TNHH Xuất - nhập khẩu Việt - Tú cho biết.

Làm việc với Sở Công thương tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Chí Hiền, Phó Giám đốc sở này thông tin: Hiện tại, trên địa bàn TP Lào Cai tồn đọng khoảng 20 nghìn tấn gạo xuất khẩu (của các các doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo, qua lối mở Bản Quẩn). Trong đó, Công ty TNHH Nhẫn Hồng Ngọc Việt 4.000 tấn, Công ty TNHH Xuất - nhập khẩu Việt - Tú 7.000 tấn, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thiên Nhiên 9.000 tấn, Chi nhánh Tây Bắc (Tổng Công ty Lương thực miền Bắc) 1.000 tấn…

Tất cả số gạo trên đều đang được bảo quản trong các kho chứa, không có gạo để trên xe ô-tô, dãi nắng dầm mưa, dễ bị xuống cấp, hư hỏng.

Ông Hiền khẳng định: “Có một số ít doanh nghiệp nhỏ, do kho chứa còn tạm bợ, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật nên có gây ẩm mốc, hư hỏng những bao gạo ở đáy cùng của kho chứa, số lượng không đáng kể”.

Về vấn đề vì sao gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp bị tồn ứ tại Lào Cai? Làm việc với các cơ quan chức năng, như biên phòng, hải quan, kiểm dịch thực vật…, chúng tôi được biết là do cơ chế, chính sách, quy định của phía Trung Quốc về nhập khẩu mặt hàng này. Thời điểm tháng 1, tháng 2 đầu năm nay, nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc lớn do phải dự trữ cho mùa đông kéo dài, còn vào thời điểm hiện tại (tháng 6 - 7), đúng vào vụ thu hoạch lúa, nên nhu cầu tiêu thụ và dự trữ gạo của Trung Quốc giảm (nhất là các tỉnh vùng Tây Nam Trung Quốc, giáp với Lào Cai) nên phía Trung Quốc siết chặt việc nhập khẩu gạo từ bên ngoài vào nội địa.

Khảo sát thực tế, tại lối mở thí điểm xuất khẩu gạo km 6 Bản Quẩn (Lào Cai), sáng 10/7, tại hai bãi tập kết ở khu vực này không có một chiếc xe ô tô chở gạo nào, do phía Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu gạo. Trạm biên phòng Bản Quẩn cho biết, việc xuất khẩu gạo tại đây chậm dần từ đầu tháng 4 và từ 1-7 thì dừng hẳn, bởi các doanh nghiệp phía Trung Quốc không thể tiếp nhận gạo Việt Nam, vì lý do tăng cường quản lý biên giới. Không chỉ gạo từ miền nam, mà ngay cả gạo, ngô, sắn khô của đồng bào các địa phương giáp biên giới, như ở lối mở Na Lốc (xã Bản Lầu, huyện Mường Khương), dù chính quyền địa phương hai bên đã thống nhất giao thương, hàng hóa cư dân biên giới, cũng tạm dừng.

Tại cửa khẩu phụ Km 0 (Bản Vược - Bát Xát), nơi duy nhất hiện nay còn có hoạt động xuất - nhập khẩu hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất và nông sản thì hoạt động giao thương ở đây cũng rất khó khăn. Sáng 10/7, có mặt tại cửa khẩu này, chúng tôi thấy không có một xe ô tô chở gạo, ngô nào làm thủ tục thông quan. Chị Cao Thị Kiều Trang, cán bộ Công ty TNHH Năm Điều (TP Hồ Chí Minh), cho biết: Cơ quan hải quan, biên phòng tại đây luôn ưu tiên, dành thời gian thuận tiện cho hàng nông sản, nhất là gạo thông quan qua bến sông Hồng, nhưng ngặt nỗi là do doanh nghiệp phía Trung Quốc không thể tiếp nhận mọi lúc, vì vậy phải chờ đợi.

Khoảng đầu năm nay, công ty này xuất khẩu từ 8-10 nghìn tấn gạo sang Trung Quốc, nhưng từ tháng 5 đến nay, rất khó khăn, vì phía doanh nghiệp Trung Quốc không thể tiếp nhận hàng.

Cũng tại cửa khẩu phụ Bản Vược, hiện có rất nhiều xe container đông lạnh tạm nhập, tái xuất thông quan sang Trung Quốc, trung bình khoảng hơn 50 xe mỗi ngày. Cơ quan chức năng Việt Nam tại đây thực hiện thủ tục thông quan bảo đảm đúng quy định của luật pháp hai bên. Một cán bộ Hải quan tại đây thông tin, hàng tạm nhập tái xuất là của phía doanh nghiệp Trung Quốc nên họ có phần “nới lỏng”.

Như vậy, việc xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tại các cửa khẩu Lào Cai bị tồn ứ hoàn toàn không phải do hàng đông lạnh được tỉnh và cơ quan chức năng “ưu tiên”, còn nông sản, nhất là gạo bị đối xử thiếu “bình đẳng”, mà phụ thuộc vào cơ chế, chính sách và các đối tác nhập khẩu gạo phía Trung Quốc.

Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (21/5) tăng dựng đứng, giao dịch trên mốc 3.301 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD tiếp tục suy yếu và các nhà đầu tư vẫn đang lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ. Trong nước, giá vàng miếng SJC tăng 1,7 triệu đồng lên mức 121 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC tăng lên 115 triệu đồng/lượng.

Khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân

Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, khu vực này vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy vai trò và khả năng đóng góp của các doanh nghiệp.

Thủ tướng: Chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12

Thủ tướng: Chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12

Chiều tối 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan để rà soát, đánh giá tình hình triển khai Đề án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%), đồng thời coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Huyện Bảo Yên hiện có hơn 40.000 ha rừng trồng (diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh). Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã và tính bền vững, thời gian qua, ngành lâm nghiệp địa phương rất quan tâm đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sinh kế cho lao động nông thôn.

Cao điểm đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, hàng giả: Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả

Cao điểm đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, hàng giả: Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả

Chiều 19/5, Tổ công tác 1557 của UBND tỉnh họp triển khai nhiệm vụ Công điện 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác 1557 chủ trì cuộc họp.

Phường Lào Cai đồng loạt thống kê, kiểm đếm nhà ở, tài sản các hộ dân giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Phường Lào Cai đồng loạt thống kê, kiểm đếm nhà ở, tài sản các hộ dân giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Sau khi được bàn giao hướng tuyến, ranh giới giải phóng mặt bằng, phường Lào Cai (thành phố Lào Cai) đã phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố đồng loạt thống kê, kiểm đếm nhà ở, tài sản của các hộ dân trong khu vực ảnh hưởng của dự án.

fb yt zl tw