Khơi lại mạch ngầm dòng chảy văn học về công nhân, người lao động, công đoàn

Cuộc thi đã góp phần thúc đẩy phong trào sáng tác văn học, khơi lại mạch ngầm dòng chảy văn học về công nhân, người lao động, công đoàn, đóng góp vào dòng chảy chung của văn học, nghệ thuật nước nhà.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối 26/11, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Báo Lao Động tổ chức, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn và người lao động. Tham dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài.

Phát biểu tại lễ trao giải, đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi sáng tác văn học về công nhân và công đoàn cho biết: Cách đây 2 năm, trước ngày khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc, sáng ngày 23/11/2021, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam phát động Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Công nhân - Công đoàn, giao Báo Lao động là đơn vị tổ chức thực hiện.

Ngay từ những ngày đầu phát động, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của hàng trăm tác giả là các nhà văn chuyên nghiệp, những cây viết không chuyên, công nhân, cán bộ công đoàn, những người lao động trong và ngoài nước tham gia. Kết thúc hành trình, Ban Tổ chức nhận được 498 tác phẩm dự thi, với 412 truyện ngắn, 86 tiểu thuyết của gần 300 tác giả đại diện cho mọi tầng lớp, trong đó phần lớn là các tác giả không chuyên, có cả học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người khuyết tật và Việt kiều gửi tác phẩm dự thi.

Hầu hết các tác phẩm đều bám sát chủ đề viết về công nhân, công đoàn với chất lượng được các thành viên Ban giám khảo qua hai vòng đều đánh giá cao. Phần lớn các tác phẩm đã vẽ lên được bức tranh sinh động về đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của công nhân, người lao động và cán bộ công đoàn. Nhiều tác phẩm đề cập đến hoạt động công đoàn ở cơ sở đang trong quá trình đổi mới mạnh mẽ, với không ít khó khăn, vật cản, mà ở đó, người cán bộ công đoàn phải đương đầu, phải thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm, tâm huyết và cả sự hy sinh để bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động.

"Đọc các tác phẩm chúng ta thấy hiện thực cuộc sống tràn đầy, ngồn ngộn; đó là trải nghiệm về cuộc sống người công nhân nơi xóm trọ, là những quan hệ chằng chịt nơi nhà máy, là những lo toan, trăn trở khi cuộc sống của công nhân còn nhiều khó khăn, và cả niềm vui vỡ òa khi cán bộ công đoàn bảo vệ thành công, mang lại quyền lợi, niềm tin cho người lao động. Hình ảnh người công nhân Việt Nam dù còn khó khăn nhưng luôn có niềm tin về tương lai phía trước; sống tử tế, chân thành, biết chia sẻ và khát vọng cống hiến; hình ảnh Công đoàn Việt Nam đang chuyển mình đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng được nhiều tác phẩm thể hiện rất thành công.

Sau hai năm triển khai, trong bối cảnh tác động bất lợi của dịch bệnh COVID-19, nhiều thập kỷ thiếu vắng cuộc thi về đề tài này, một mảng đề tài vốn không dễ viết, song cho đến nay, có thể khẳng định, cuộc thi đã thành công tốt đẹp về nhiều mặt, không chỉ nhiều về số lượng, mà chất lượng và việc đánh thức một mảng đề tài quan trọng trong nền văn học nước nhà trở thành điểm nhấn và thành công quan trọng của cuộc thi này.

Cuộc thi đã góp phần thúc đẩy phong trào sáng tác văn học, khơi lại mạch ngầm dòng chảy văn học về công nhân, người lao động, công đoàn, đóng góp vào dòng chảy chung của văn học, nghệ thuật nước nhà. Thông qua các tác phẩm văn học, giúp xã hội nhìn nhận đầy đủ, chia sẻ và thấu hiểu đời sống, vai trò, vị trí của người công nhân và giai cấp công nhân trong bối cảnh tình hình mới; đánh giá đúng vai trò, đóng góp của tổ chức công đoàn đối với người lao động và đất nước hiện nay. Cuộc thi cũng khẳng định đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm của người lao động, vai trò và hoạt động của tổ chức công đoàn đã và luôn là nguồn chất liệu vô tận đối với những tác phẩm văn học, từ đó tạo ra những tác phẩm có giá trị văn chương, có tính nhân văn cao cả, khơi dậy tình yêu đất nước, yêu công việc, yêu Công đoàn và khát vọng cống hiến của mỗi người lao động", Phó Chủ tịch Ngọ Duy Hiểu nói.

Trải qua 2 vòng lựa chọn của Hội đồng giám khảo, gồm các nhà văn tên tuổi từ Hội Nhà văn Việt Nam, đại diện lãnh đạo Báo Lao động, 13 truyện ngắn, 11 tiểu thuyết có chất lượng cao nhất, đáp ứng yêu cầu cuộc thi trình Ban Chỉ đạo và Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, trao giải.

Trong đó, đoạt giải Nhất ở thể loại truyện ngắn là tác phẩm “Con đường của Hạ” tác giả Trịnh Thị Phương Trà, thể loại tiểu thuyết là tác phẩm “Hoa xương rồng” của tác giả Nguyễn Trí. Ngoài ra còn có 4 tác phẩm đoạt giải Nhì, 6 tác phẩm đoạt giải Ba, 12 tác phẩm nhận giải Khuyến khích.

dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

fb yt zl tw