Khởi động phim điện ảnh nói về phong tục thờ cúng gia tiên của người Việt

5 năm sau thành công của phim điện ảnh đầu tay "Pháp sư mù", Huỳnh Lập mới quyết định tái xuất đường đua phim chiếu rạp với bộ phim mới có tựa đề "Nhà gia tiên".
Năm 2019, Huỳnh Lập lần đầu tiên lấn sân phim chiếu rạp sau khi gây ấn tượng với một loạt phim chiếu trên mạng xã hội (web-drama). Tác phẩm điện ảnh đầu tay "Pháp sư mù" do anh tự bỏ tiền ra đầu tư sản xuất, tự viết kịch bản và làm đạo diễn. Sau khi phát hành ngoài rạp, "Pháp sư mù" đem về cho nhà sản xuất doanh thu khoảng 60 tỷ đồng.
Tuy không tiết lộ kinh phí làm phim nhưng con số doanh thu này được cho là giúp Huỳnh Lập và đơn vị phát hành phim thắng đậm, chưa kể trước đó còn dẫn đầu Top doanh thu phòng vé. Bộ phim này cũng giúp Huỳnh Lập giành giải "Nam diễn viên chính được yêu thích nhất năm 2019" tại lễ trao giải thưởng điện ảnh "Ngôi Sao Xanh". 6 tháng sau khi ra rạp, nam diễn viên còn đưa "Pháp sư mù" chiếu trên nền tảng xem phim trực tuyến.
Tuy nhiên phải đến 5 năm sau màn chào sân ấn tượng này, Huỳnh Lập mới quyết định trở lại làm phim chiếu rạp. Bộ phim thứ hai mà anh vừa khởi động có tựa đề "Nhà gia tiên" do 17 Production và CJ HK Entertainment phát hành vừa chính thức khởi động. Theo chia sẻ từ êkip sản xuất, những thước phim lấy cảm hứng từ nghệ thuật dân gian kết hợp với phong cách hội họa hiện đại với mong muốn lưu giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Trong hình ảnh đầu tiên về phim được tiết lộ, "Nhà gia tiên" tạo sự chú ý với gam màu rực rỡ, nổi bật từ các họa tiết truyền thống, tái hiện bức vẽ về "Cửu huyền thất tổ" làm bằng tranh kiếng (hay còn gọi là tranh kính) - dòng tranh nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ.
Phía Huỳnh Lập cho biết, phim được anh và êkip đặt tâm huyến vào việc sử dụng nhiều chất liệu quen thuộc, ngay từ tựa đề "Nhà gia tiên" đến phần hình ảnh, màu sắc cũng như ý nghĩa ẩn phía sau. Bức "Cửu huyền thất tổ" thường xuất hiện trong không gian thờ cúng như bàn thờ gia tiên hay nhà thờ tổ để tỏ lòng kính trọng và nhớ ơn ông bà, tổ tiên. Hình ảnh này cũng truyền tải đúng tinh thần cốt lõi của dự án, cụ thể "Nhà gia tiên" sẽ khai thác tình cảm gia đình để người xem cảm nhận những giá trị cốt lõi bên trong một căn nhà đặc biệt được truyền qua nhiều thế hệ ông cha.
Trực tiếp đảm nhận vai trò biên kịch và đạo diễn trong dự án Nhà gia tiên, Huỳnh Lập tiết lộ tinh thần chính của phim sẽ xoay quanh những câu hỏi như: "Tại sao chúng ta phải cùng nhau gìn giữ căn nhà gia tiên? Vì sao những thế hệ con cháu luôn mất kết nối với ông bà của mình? Con người khi chết sẽ đi về đâu? Tại sao mỗi năm chúng ta phải làm đám giỗ cho người đã khuất?". Tất cả những câu hỏi vừa gần gũi, vừa thú vị ấy sẽ được lý giải trong bộ phim này.
"Nhà gia tiên" hứa hẹn đánh dấu sự thay đổi của Huỳnh Lập trong công tác biên kịch và làm phim, cũng như sự trau dồi không nhỏ về diễn xuất để cống hiến cho khán giả một tác phẩm chỉn chu và chất lượng hơn. Huỳnh Lập tâm sự, anh đã dành nhiều thời gian để tìm kiếm một chủ đề đủ mới lạ và thu hút người xem, dù tiếp tục phát triển thế mạnh kể chuyện tâm linh nhưng vẫn đặt ra thử thách mới cho bản thân mình.
Theo kế hoạch, phim điện ảnh "Nhà gia tiên" dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào tháng 12-2024.
(Theo ANTĐ)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

fb yt zl tw