Khen chê "Đất rừng phương Nam" là bình thường nhưng không chấp nhận bôi nhọ

Trả lời tranh luận của đại biểu Quốc hội về phim "Đất rừng phương Nam", Bộ trưởng Bộ Văn hóa cho rằng, khen chê phim là bình thường nhưng không thể chấp nhận thói trịch thượng, phán xét và bôi xấu, bôi nhọ.

Sáng 8/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn ở các lĩnh vực: Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Lao động, Thương binh và Xã hội; Thông tin và Truyền thông.

Không có lửa làm sao có khói

Cảnh trong phim "Đất rừng phương Nam".

Chưa hài lòng với phần trả lời vào chiều 7/11, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) bấm nút tranh luận với Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về bộ phim Đất rừng phương Nam.

Chiều 7/11, khi trả lời chất vấn liên quan đến phim Đất rừng phương Nam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói: “Bộ phim này theo đánh giá của hội đồng không vi phạm pháp luật về điện ảnh. Còn chuyện dư luận cho rằng có những biểu hiện này, biểu hiện khác, đó là những dư luận chưa thật chuẩn xác, cần phải được xem xét và tính toán để xử lý theo quy định”.

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai).

Đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng, đánh giá của bộ trưởng về “dư luận” như vậy là chưa thỏa đáng và cần phải nhìn nhận lại. Theo ông An, dư luận xã hội là hình thức biểu hiện trạng thái ý thức của xã hội rất bình thường.

“Dư luận thì có dư luận đúng, dư luận sai, có cái tốt, có cái xấu, không phải ý kiến nào được nêu ra cũng đánh cho ai đó chết mà để góp ý, nêu quan điểm làm cho mọi thứ rõ ràng, tốt đẹp hơn. Do đó, không nên đánh đồng các ý kiến, dư luận, nhất là những góp ý để bảo vệ tính chân thực, sự thật, giá trị của lịch sử”, đại biểu phân tích.

Đại biểu Trịnh Xuân An cũng cho rằng, cơ quan Nhà nước cần phải lắng nghe, theo dõi dư luận để có những điều chỉnh cần thiết bởi “không có lửa làm sao có khói”.

Theo ông An, cần tránh việc bỏ qua dư luận để mọi việc đi quá xa, thành vấn đề “nóng” rồi mới có động thái là không ổn.

Nhắc đến phim Đất rừng phương Nam, Đại biểu tỉnh Đồng Nai nhận định, bộ phim được Hội đồng kiểm duyệt ngày 29/9, tới ngày 15/10 đề nghị sửa “sau khi lắng nghe dư luận”.

“Tôi cho rằng như vậy chất lượng kiểm định và trách nhiệm của Cục Điện ảnh là chưa cao. Những nội dung nếu đã coi là sai sót thì phải sửa, thậm chí cắt bỏ, chứ không thể đổi tên là xong. Nói “sửa tên để tránh gây liên tưởng” chỉ thuyết phục được một nửa, một nửa còn lại là bản chất lịch sử là phải chân thực. Vì đó là chuyện của cả một dân tộc và là trách nhiệm giáo dục truyền thống, không thể xem nhẹ”, ông Trịnh Xuân An phản biện.

Đại biểu cũng cho rằng, Đất rừng phương Nam có thể hay ở góc độ điện ảnh, nghệ thuật, có thể lấy cảm hứng từ mọi nguồn nhưng với lịch sử, với văn hóa dân tộc phải luôn chân thực, trung thực và không được làm méo mó.

Còn trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước là phải làm rõ được đâu là hành vi sai trái để xử lý, đâu là dư luận đúng đắn để tôn vinh.

Trong văn hóa ứng xử không thể chấp nhận thói trịch thượng, quy chụp, bôi nhọ

Trả lời tranh luận, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định lại, bộ phim Đất rừng phương Nam đã được Hội đồng thẩm định phim Quốc gia tiến hành thẩm định.

“Hội đồng khẳng định bộ phim không vi phạm pháp luật về điện ảnh, vì vậy đã được cấp phép để phổ biến. Bộ Văn hóa tôn trọng quyết định của hội đồng. Trong trường hợp nếu phát hiện hội đồng làm sai, vi phạm pháp luật lúc đó mới có căn cứ để xử lý tiếp theo”, Bộ trưởng khẳng định.

Khi bộ phim mới chiếu đã có tranh luận trên mạng xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã yêu cầu hội đồng xem xét, tiếp thu hợp lý những ý kiến mà dư luận phản ánh. Hội đồng đã họp, có mời các cơ quan hữu quan xem xét lại và khẳng định bộ phim vẫn đầy đủ các yếu tố để cấp phép.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng.

“Cá nhân bộ trưởng và Bộ Văn hóa phải tôn trọng”, ông Hùng nhấn mạnh, bởi hội đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác thẩm định phim. Về phần “dư luận”, ông Hùng nhắc lại trả lời của mình rằng “nếu có các biểu hiện bôi nhọ và bêu xấu phải được nghiêm túc xử lý. “Ở đây là nếu có”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ông Hùng cho rằng chúng ta đã có Luật An ninh mạng, có quy tắc ứng xử trên không gian mạng. Việc khen chê, có ý kiến khác nhau với một tác phẩm điện ảnh là bình thường. Nhưng trong văn hóa ứng xử không thể chấp nhận thói trịch thượng, phán xét và quy chụp, bôi xấu, bôi nhọ nhân dân chỗ này, chỗ khác.

“Người Việt thường có câu: Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Phải có văn hóa ứng xử, điều này đã được quy định trong Luật An ninh mạng và quy tắc ứng xử. Vì vậy, nếu có biểu hiện bôi nhọ và bêu xấu thì cần phải xử lý”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

VietNamNet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw