Khảo sát ý kiến người dân về dịch vụ công trực tuyến qua nền tảng VNFORM

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các bộ, tỉnh sử dụng nền tảng số VNFORM để khảo sát, thu thập ý kiến của người dân, doanh nghiệp về dịch vụ công trực tuyến. Từ đó, có biện pháp cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ.

Vẫn còn tình trạng người dân không biết hỏi ai khi có vướng mắc

Cuối tháng 7/2023, chị Lê Mai quê Phú Thọ, hiện đang sống tại Hà Nội, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trích lục khai sinh trên Cổng dịch vụ công của tỉnh Phú Thọ tại địa chỉ dichvucong.phutho.gov.vn. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành nộp hồ sơ và lệ phí, chị không biết phải hỏi ai để biết tình trạng xử lý hồ sơ, vì số điện thoại đường dây nóng được công khai trên cổng không có người nghe máy.

Đến ngày 15/8, sau 2 tuần chờ đợi, tra cứu hồ sơ trên Cổng dịch vụ công, chị Lê Mai nhận được thông báo tình trạng hồ sơ “Đã bị hủy, với lý do hồ sơ gửi sai nơi tiếp nhận”. Lúc này, khi có nhu cầu muốn hỏi rõ lý do bị từ chối, lệ phí đã nộp có được lấy lại không cũng như góp ý kiến về dịch vụ công đang được địa phương cung cấp, người dân cũng không biết phải phản ánh qua phương thức nào.

Theo kết quả khảo sát, đánh giá Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương được Bộ TT&TT thực hiện nửa đầu năm nay, trường hợp như của chị Lê Mai kể trên hoàn toàn không cá biệt.

Cụ thể, các cổng dịch vụ công hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến bằng tài liệu dạng chữ, hình ảnh hoặc đoạn phim minh họa. Tuy nhiên, các hướng dẫn này là chung cho tất cả dịch vụ công trực tuyến, dài dòng, có một số thuật ngữ chuyên ngành và rất khó theo dõi.

Bộ Giao thông vận tải là 1 trong 37 đơn vị triển khai thử nghiệm trợ lý ảo trên Cổng dịch vụ công để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. (Ảnh: T.Dung)

Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến cụ thể, nếu gặp vướng mắc, người dân không biết hỏi ai. Chức năng “Hỏi – Đáp” trên các Cổng dịch vụ công đều có độ trễ nhất định, thường tính bằng ngày, mới nhận được câu trả lời, hoặc không nhận được câu trả lời.

Ngoài ra, theo thống kê của Cục Chuyển đổi số quốc gia tại thời điểm tháng 6/2023, có 33 tỉnh và 4 bộ đã triển khai trợ lý ảo trên Cổng dịch vụ công để hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan đều vẫn đang triển khai thử nghiệm, với nội dung trả lời hạn chế trong một vài lĩnh vực với chất lượng không cao.

Sử dụng VNFORM lấy ý kiến về trải nghiệm người dùng dịch vụ

Nhận thức rõ thực trạng trên, trong 20 nhiệm vụ, giải pháp Bộ TT&TT mới đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai để nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến, có tới 3 nhiệm vụ về tương tác, kết nối, chăm sóc người sử dụng dịch vụ.

Theo đó, trong tháng 8, các bộ, ngành, địa phương cần hoàn thành việc cung cấp đầy đủ, đa dạng và nâng cao chất lượng các kênh tương tác, hỗ trợ người dân. Ví dụ như thông tin hướng dẫn thủ tục hành chính; hỏi - đáp, câu hỏi thường gặp; phản ánh, kiến nghị; khảo sát, đánh giá sự hài lòng và trợ lý ảo… Trong đó, cần thiết lập ngay đường dây nóng, tổng đài hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo luôn có người trực đường dây nóng, tổng đài hỗ trợ kỹ thuật tối thiểu trong thời gian hành chính để hỗ trợ, giải đáp các câu hỏi của người dùng.

Tháng 8 này cũng là thời gian các bộ, tỉnh cần hoàn thành triển khai việc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh có tối thiểu 3 phương thức trao đổi thông tin, trạng thái về hồ sơ điện tử giữa người dân và Cổng dịch vụ công: Email, SMS và thông báo trên Cổng dịch vụ công. Bộ TT&TT cũng khuyến nghị các bộ, tỉnh xem xét bổ sung phương thức trao đổi thông tin, trạng thái hồ sơ qua các ứng dụng OTT.

Đáng chú ý, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, tỉnh khai thác, sử dụng Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến của người dân - VNFORM để khảo sát, thu thập ý kiến của người dân và doanh nghiệp trong quá trình trải nghiệm thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh cần tích hợp và khai thác các biểu khảo sát từ nền tảng VNFORM, thường xuyên nắm bắt ý kiến của người dân, doanh nghiệp để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung cấp dịch vụ công.

Hiện cổng dịch công của một số bộ, tỉnh đã tích hợp và khai thác các biểu khảo sát từ nền tảng số VNFORM.

Là một trong những nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, VNFORM do Bộ TT&TT chủ trì triển khai, là kênh độc lập thu thập, tổng hợp ý kiến phản ánh, đánh giá của người dân liên quan đến mọi vấn đề đời sống kinh tế, xã hội. Cơ quan Nhà nước thu thập, đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng các dịch vụ công; thu thập các ý kiến góp ý về các chính sách quản lý đã hoặc chuẩn bị ban hành. Nền tảng triển khai tập trung, nhưng các bảng khảo sát, câu hỏi xin ý kiến người dân có thể đưa vào từng dịch vụ công, từng nền tảng, tiếp cận đến từng người dân để thu thập thông tin đã được cá thể hóa.

Qua quá trình thử nghiệm, từ khoảng đầu năm nay, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Chuyển đổi số quốc gia đã triển khai chính thức nền tảng VNFORM. Các công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Nhà nước và cả người dân đều có thể sử dụng VNFORM (form.gov.vn) để tạo ra các phiếu khảo sát điện tử; sau đó gửi phiếu khảo sát điện tử đó dưới dạng một liên kết hoặc một mã QR đến những người có liên quan để điền phiếu khảo sát. Dữ liệu thu nhận về được lưu trữ trên nền tảng VNFORM và người tạo phiếu có thể khai thác, chia sẻ cho những người khác.

Hiện nay, nhiều cơ quan, địa phương đã sử dụng nền tảng VNFORM để hỗ trợ việc thu thập, nắm bắt ý kiến của một nhóm đối tượng hay người dân trên địa bàn phục vụ cho các hoạt động quản lý Nhà nước. Đơn cử như, Cổng dịch vụ tỉnh Kon Tum đã tích hợp và khai thác các biểu khảo sát trên VNFORM để cung cấp tính năng cho phép người dân, doanh nghiệp tham gia khảo sát về trải nghiệm người dùng dịch vụ công trực tuyến. Còn với Đà Nẵng, theo Sở TT&TT thành phố, địa phương thường xuyên sử dụng nền tảng này, ứng dụng hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Đổi mới tư duy làm thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số

Đổi mới tư duy làm thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số

Với thông điệp về sự cần thiết của việc đổi mới từ cách nghĩ đến cách làm trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tọa đàm "Kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại ở ngoài nước, nâng cao kỹ năng truyền thông số" nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh truyền thông thay đổi nhanh chóng.

Lan tỏa giá trị di sản Việt trên nền tảng số, thúc đẩy du lịch bền vững

Lan tỏa giá trị di sản Việt trên nền tảng số, thúc đẩy du lịch bền vững

Ngày 17/4, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp cùng nền tảng TikTok LIVE tổ chức chương trình “Nét đẹp Việt” mùa 3 với chủ đề “Chạm vào di sản”. Sự kiện nhằm quảng bá văn hóa, di sản Việt Nam, đồng thời thúc đẩy du lịch bền vững qua nền tảng số.

Áp dụng AI vào quản lý pháp luật là hướng đi tất yếu của thời đại số

Áp dụng AI vào quản lý pháp luật là hướng đi tất yếu của thời đại số

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số mạnh mẽ, việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực pháp luật không còn là viễn cảnh xa vời mà đã trở thành một xu hướng tất yếu. Tại Việt Nam, ngành Tòa án đang tiên phong trong công cuộc này với dự án “Trợ lý ảo Tòa án nhân dân”, một bước tiến quan trọng nhằm xây dựng hệ thống Tòa án điện tử.

Tập huấn kiến thức cho thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng

Tập huấn kiến thức cho thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng

Tỉnh đoàn Lào Cai triển khai chương trình tập huấn kiến thức cho các thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh. Chương trình diễn ra trong 9 ngày, lần lượt tại 9 huyện, thị xã, thành phố; huyện Bảo Yên là địa phương đầu tiên thực hiện nội dung này.

AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết

AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết

Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Kết luận Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước với chủ đề tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng vào sáng 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất và sẵn sàng giải quyết các đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp nhà nước phát triển nhanh, bền vững.

fb yt zl tw