Khánh thành lá cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam

Ngày 6/6, tại thị trấn Trường Sa, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) và huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) đã khánh thành công trình văn hóa dành tặng cho Trường Sa, bao gồm lá cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam và 4 bức phù điêu bằng gốm.

Theo Thượng tá Đinh Văn Hải - Đảo trưởng đảo Trường Sa, 4 bức phù điêu bằng gốm được gắn vào hai bức tường ở khu vực cột mốc chủ quyền trên đảo. Lá cờ Tổ quốc bằng gốm có kích thước 25m x 12,4m, nặng 3,5 tấn, ghép từ 310.000 viên gốm, được đặt trên nóc tòa nhà hội trường của đảo.

Đây là món quà do cán bộ, nhân viên VPBank đóng góp kinh phí tài trợ được thực hiện tại làng gốm Bát Tràng (Hà Nội). Tác phẩm này được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là lá cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam, ngay tại buổi lễ khánh thành.

Trước đó, ngày 3/6, tại thành phố Nha Trang, VPBank đã tổ chức Lễ xuất quân Chương trình “Trường Sa- Biển đảo Việt Nam mến yêu,” công bố việc trao tặng các công trình văn hoá, nghệ thuật nói trên cho thị trấn Trường Sa.

Dịp này, VPBank trao tặng 30 suất học bổng cho các em học sinh là con em cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa và các em học sinh của thị trấn Trường Sa.

(Theo TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw