Khẩn trương phòng, trừ bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa xuân

LCĐT- Vụ xuân 2022, toàn tỉnh gieo cấy 9.877 ha lúa. Hiện nay, khoảng 500 ha lúa trà sớm đang giai đoạn đỏ đuôi - thu hoạch, còn phần lớn diện tích lúa xuân đang giai đoạn trỗ bông - ngậm sữa - chắc xanh. Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường, thời tiết liên tục có mưa, mưa vừa, mưa to trên diện rộng kéo dài, rất phù hợp cho bệnh đạo ôn cổ bông xâm nhiễm, lây lan, nguy cơ không cho thu hoạch đối với một số giống lúa mẫn cảm với bệnh và vừa trỗ nếu không được phòng, trừ bệnh kịp thời.

Đạo ôn là bệnh thường gặp trên cây lúa ở cả vụ xuân và vụ mùa. Tại Lào Cai, bệnh trên lá thường gây hại mạnh trong vụ xuân, khi trời âm u, có mưa phùn liên tục trong nhiều ngày. Trong thời gian lúa trỗ - ngậm sữa nếu gặp trời mưa, cường độ ánh sáng yếu... là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, gây hại trên cổ bông, cổ gié, đốt thân, nhất là đối với các giống lúa mẫn cảm như BC 15, TBR 225, Séng cù, nếp, hương thơm, bắc thơm...

Bà Tung Thị Hoa (xã Lùng Vai, Mường Khương) chủ động phun thuốc phòng bệnh đạo ôn trên lúa.
Bà Tung Thị Hoa (xã Lùng Vai, Mường Khương) chủ động phun thuốc phòng bệnh đạo ôn trên lúa.

Theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, bệnh đạo ôn có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của lúa, ngay từ giai đoạn mạ cho đến khi lúa trỗ, chín. Khi lúa bị nhiễm bệnh, vết bệnh trên lá lúa ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu rồi chuyển thành màu xám nhạt hoặc nâu vàng. Vết bệnh lớn dần, có hình thoi màu nâu nhạt, có khi có quầng vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu nâu xám; khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau làm cho các lá bị cháy khô, cây lúa bị lụi dần đi và chết. Trên đốt thân, vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân làm đốt khô, teo lại. Các đốt thân gần gốc bị mục ra làm cho gốc bị gãy, đổ. Trên cổ bông, cổ gié và hạt lúa đều có thể bị bệnh với triệu chứng là các vết màu nâu hơi teo thắt lại. Vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm thì gây bông bạc, gẫy cổ bông, hạt bị lép. Vết bệnh ở hạt không định hình, có màu xám tro hoặc nâu đen. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt.

Chị Bùi Thị Hương, Trưởng Phòng Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh) khuyến cáo: Bệnh đạo ôn cổ bông là loại bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây mất mùa cao. Việc sử dụng phun thuốc hóa học chỉ có tác dụng phòng ngừa bệnh ở giai đoạn lúa trỗ và trỗ thoát bông, khi đã có vết bệnh biểu hiện trên cổ bông thì đã gây thiệt hại không có khả năng hồi phục. Bà con cần tranh thủ thời tiết tạnh ráo phun thuốc phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông cho toàn bộ diện tích cấy các giống nhiễm (BC 15, TBR 225, Séng cù, thiên ưu 8…) bằng các loại thuốc đặc trị ít nhất 2 lần, lần 1 khi lúa trỗ đều và phun nhắc lại lần 2 khi lúa ngậm sữa - chắc xanh. Tuyệt đối không bón đạm trên diện tích lúa đã nhiễm bệnh. Đối với các diện tích trà sớm đã đỏ đuôi - chín, bà con nên tranh thủ thời tiết tạnh ráo khẩn trương thu hoạch ngay với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Hiện nay, phần lớn diện tích lúa đang trong giai đoạn trỗ bông, ngậm sữa, là giai đoạn nhạy cảm nhất của mùa vụ, cần đặc biệt lưu ý phòng, trừ bệnh đạo ôn cổ bông. Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, ngừng bón các loại phân hóa học, không phun phân bón lá, thuốc kích thích sinh trưởng; cần giữ đủ nước trong ruộng và sử dụng các loại thuốc đặc trị để phun trừ. Với bệnh hại trên lá, cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện sớm khi bệnh chớm xuất hiện và sử dụng các loại thuốc đặc trị để phun trừ. Với bệnh hại trên cổ bông, theo dõi chặt chẽ thời gian lúa trỗ, chủ động phun phòng bệnh trên các giống mẫn cảm và các ruộng đã bị nhiễm bệnh trên lá bằng các loại thuốc đặc trị.

Một số thuốc đặc trị bệnh đạo ôn:

- Hoạt chất Isoprothiolane: Thuốc Fuan, Fuji-one…

- Hoạt chất Fenoxanil + Isoprothiolane: Thuốc Ninja…

- Hoạt chất Tricyclazole: Thuốc Beam, Trizole…

- Hoạt chất Propiconazole + Tricyclazole: Thuốc Filia…

Lưu ý khi phun thuốc phòng, trừ bệnh:

- Khi ruộng bị bệnh nặng, nên phun thuốc kép 2 lần, cách nhau 5 - 7 ngày.

- Để phòng, trừ bệnh đạo ôn cổ bông nên phun thuốc 2 lần: Lần 1 khi lúa bắt đầu trỗ bông, phun lần 2 sau khi lúa đã trỗ đều.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất "bật chế độ ưu tiên" thông quan hàng công nghệ cao

Đề xuất "bật chế độ ưu tiên" thông quan hàng công nghệ cao

Các doanh nghiệp sản xuất vi mạch, linh kiện điện tử, thiết bị công nghệ cao nếu đáp ứng tiêu chí nhất định sẽ được xếp hạng ưu tiên, được phép áp dụng thủ tục rút gọn, thông quan nhanh, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế và được xử lý hồ sơ hải quan trước khi hàng đến cửa khẩu.

Cao điểm chống buôn lậu: Chấn chỉnh tình trạng "bát nháo" kinh doanh qua mạng

Cao điểm chống buôn lậu: Chấn chỉnh tình trạng "bát nháo" kinh doanh qua mạng

Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong bối cảnh bùng nổ công nghệ, ngoài những lợi ích, thì mặt trái chính là tình trạng “bát nháo” kinh doanh hàng hóa không rõ hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng, hàng nhái nhãn mác, gian lận thương mại… gây thiệt hại cho nền sản xuất và mối lo sức khỏe người tiêu dùng.

[ẢNH] Ngát xanh đồi trúc A Lù

[ẢNH] Ngát xanh đồi trúc A Lù

Từ lâu, những thôn, bản của người Mông và Hà Nhì ở vùng cao A Lù (huyện Bát Xát), những đồi trúc được vun trồng, chăm sóc mà xanh ngát, vươn cao. Đồi trúc không chỉ điểm tô cho bản, làng thêm xanh, bao bọc, chở che những mái nhà của đồng bào trước nắng, mưa mà còn cung cấp nguyên liệu thân thiện, phục vụ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của những cư dân chốn này.

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (21/5) tăng dựng đứng, giao dịch trên mốc 3.301 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD tiếp tục suy yếu và các nhà đầu tư vẫn đang lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ. Trong nước, giá vàng miếng SJC tăng 1,7 triệu đồng lên mức 121 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC tăng lên 115 triệu đồng/lượng.

fb yt zl tw