Khẩn trương khắc phục để sớm đưa các nhà máy thủy điện hoạt động trở lại

Trong đợt mưa lũ vừa qua, có 26/74 công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng hạng mục công trình và phải dừng phát điện. Các chủ đầu tư đang đánh giá, kiểm tra lại các thiết bị và có phương án sửa chữa, thay thế để sớm phát điện trở lại.

T2.jpg
Nhiều nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh phải dừng hoạt động do bị nước ngập.

Trận mưa lũ vừa qua khiến các sông, suối trên địa bàn tỉnh, nhất là nước sông Hồng, sông Chảy dâng cao kỷ lục, gây ngập úng diện rộng và sạt lở đất. Mưa lũ lên nhanh và sạt lở đất khiến nhiều dự án thủy điện ở các địa phương trong tỉnh bị hư hỏng nặng, phải dừng phát điện.

T6.jpg
Nhà máy thủy điện Bảo Nhai bậc 2 phải dừng hoạt động do bị ngập nước.

Nhà máy thủy điện Bảo Nhai bậc 2 nằm trên sông Chảy, có công suất lắp máy 14,5 MW, do Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 299 đầu tư xây dựng tại xã Cốc Lầu (Bắc Hà) là 1 trong 26 công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng và phải dừng phát điện.

Đại diện đơn vị cho biết: Hằng năm, các nhà máy thủy điện của đơn vị trên địa bàn huyện Bắc Hà và thị xã Sa Pa đều xây dựng kế hoạch cụ thể, sẵn sàng các tình huống ứng phó nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, mục tiêu là đảm bảo cung ứng điện liên tục lên lưới điện quốc gia và cùng các nhà máy thủy điện bậc trên điều tiết nước, phòng, chống lũ.

T5.jpg
T4.jpg
Đơn vị tổ chức bơm nước và dọn vệ sinh sàn nhà máy.

Tuy nhiên, vào khoảng 8 giờ ngày 9/9, nước thượng nguồn sông Chảy lên nhanh bất thường, tràn vào sàn lắp ráp của nhà máy. Mặc dù các lực lượng cho chạy bơm chống ngập nhưng lượng nước lớn và đổ về nhanh nên chưa đầy 10 phút, toàn bộ sàn, tua bin nhà máy ngập hoàn toàn. Các biện pháp an toàn được thực hiện tức thì, như dừng khẩn cấp các tổ máy, thông báo xin cắt cầu dao điểm đấu để tách nhà máy khỏi lưới điện. Cán bộ, công nhân vận hành kịp thời di chuyển đến nơi an toàn nên không có ảnh hưởng đến con người.

T3.jpg
T7.jpg
Hiện nay, đơn vị chỉ đạo công nhân bơm thoát nước và vệ sinh khu vực nhà máy, thiết bị.

Theo đánh giá sơ bộ, Nhà máy thủy điện Bảo Nhai bậc 2 thiệt hại khoảng 150 tỷ đồng thiết bị. Hiện nay, đơn vị chỉ đạo công nhân bơm thoát nước và vệ sinh khu vực nhà máy, sau đó đánh giá, kiểm định lại toàn bộ thiết bị. Các công việc đang được chỉ đạo gấp rút thực hiện, nếu thuận lợi thì khoảng 3 - 4 tháng tới sẽ phát điện trở lại.

T12.jpg
Khu điều khiển trung tâm Nhà máy thủy điện Cốc Đàm chìm trong nước.

Còn Nhà máy thủy điện Cốc Đàm (tại xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà) bị ngập nước toàn bộ nhà máy. Ông Nguyễn Thư Viện, Giám đốc Nhà máy thủy điện Cốc Đàm cho biết: Sự cố ngập nước nhà máy là tình huống bất khả kháng do thiên tai gây ra, rất may không có thiệt hại về người, còn giá trị thiệt hại của nhà máy khoảng 50 tỷ đồng.

T9.jpg
T10.jpg
Nhà máy thủy điện Cốc Đàm thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng.

Đường vào khu vực Nhà máy thủy điện Cốc Đàm đang bị chia cắt nên đơn vị chưa thể đưa máy móc, thiết bị vào vệ sinh, sửa chữa và khắc phục sự cố. Dự kiến trong tuần tới sẽ triển khai khắc phục và thời gian phát điện trở lại sau khoảng hơn 4 tháng nữa.

Tương tự, mưa lớn nhiều ngày trên địa bàn đã dẫn tới sạt lở đất, đá từ trên sườn núi xuống gây sập nhà điều hành của Nhà máy thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc làm 5 người chết, một số người bị thương. Cũng do mưa lũ, sạt lở đất, tuyến Tỉnh lộ 160 Cốc Lầu - Bản Cái và đường vào nhà máy bị đứt gãy nhiều đoạn khiến việc đưa thiết bị, máy móc vào sửa chữa mất nhiều thời gian.

T11.jpg
Nhiều nhà máy thủy điện dừng hoạt động do mưa lũ, sạt lở đất gây hư hỏng thiết bị.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh hiện có 74 công trình thủy điện. Trong đợt mưa lũ, sạt lở đất do hoàn lưu của bão số 3, có 26 nhà máy thủy điện bị hư hỏng phải dừng phát điện, với tổng công suất 292,65 MW.

Có 5 nhà máy thủy điện: Bắc Nà 1, Bắc Nà, Bảo Nhai bậc 2, Cốc Đàm, Nậm Lúc bị hư hỏng nặng, nước tràn vào nhà máy phải dừng phát điện từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục, sửa chữa. Giá trị thiệt hại của các nhà máy thủy điện ước tính hơn 1.000 tỷ đồng.

T8.jpg
Nhà điều hành của Nhà máy thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc bị đất, đá vùi lấp.

3 dự án thủy điện đang triển khai thi công bị ảnh hưởng, gồm: Thủy điện Việt Tiến, thủy điện Si Ma Cai và thủy điện Ngòi Nhù 1A; giá trị thiệt hại ước khoảng 2 tỷ đồng.

Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Ngay khi sự cố xảy ra, sở đã cử cán bộ xuống hiện trường kiểm tra thực địa và yêu cầu các chủ đầu tư khắc phục khó khăn, có biện pháp để đưa các nhà máy hoạt động trở lại. Đối với các nhà máy bị ngập nước, các đơn vị đang quyết tâm hoàn thành sửa chữa, lắp đặt thiết bị trong 4 - 5 tháng.

Theo thông tin mới nhất, đến nay có 10 dự án thủy điện bị hư hỏng đã được khắc phục và đưa vào hoạt động trở lại. Hiện còn 16 dự án bị hư hỏng các hạng mục công trình, phải dừng phát điện.

T.jpg
Các đơn vị đang tập trung khắc phục để sớm đưa các nhà máy thủy điện hoạt động trở lại.

Toàn tỉnh hiện có 130 dự án thủy điện được quy hoạch với tổng công suất lắp máy hơn 1.577 MW, trong đó 74 dự án đã hoàn thành phát điện với tổng công suất lắp máy 1.162,85 MW; 7 dự án đang triển khai thi công với tổng công suất lắp máy 80,1 MW; 11 dự án đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư nhưng chưa khởi công, tổng công suất 100 MW; 38 dự án đang nghiên cứu lập hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng công suất lắp máy 234,6 MW.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo đời sống cho người dân sau tái định cư

Đảm bảo đời sống cho người dân sau tái định cư

Trận lũ quét và sạt lở đất đầu tháng 9 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, khiến hàng trăm hecta đất canh tác của người dân bị vùi lấp, sạt lở. Bên cạnh việc khẩn trương đầu tư xây dựng các khu tái thiết, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đang nỗ lực tập trung đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân.

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai và đề xuất giải pháp tăng cường mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh tại tỉnh - đó là những nội dung được thảo luận tại Hội thảo đề xuất giải pháp tăng cường mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh do Hội Nông dân tỉnh tổ chức sáng 20/12.

Chuyện thân nhân 3 hộ dân ở Làng Nủ xin nhường nhà tái định cư cho người khó khăn hơn

Chuyện thân nhân 3 hộ dân ở Làng Nủ xin nhường nhà tái định cư cho người khó khăn hơn

Đây là việc làm đẹp và đầy ý nghĩa của người dân Làng Nủ. Ba người thân của ba hộ bị thiệt hại do thiên tai đã tự nguyện viết đơn gửi lãnh đạo xã Phúc Khánh (Bảo Yên) xin không nhận nhà tái định cư, với mong muốn nhường những ngôi nhà "đẹp như mơ" này cho những người khó khăn hơn.

Tăng cường quản lý gây nuôi động vật hoang dã

Tăng cường quản lý gây nuôi động vật hoang dã

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong năm 2024, lượng động vật gây nuôi tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh tăng cao, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ bấp bênh, cơ quan chức năng khuyến cáo người nuôi cần thận trọng khi tăng đàn và tuân thủ quy định về chăn nuôi loại hình này.

Giải đáp, gỡ khó cho nông dân và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Giải đáp, gỡ khó cho nông dân và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Chiều 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường đã có buổi đối thoại với nông dân trên địa bàn tỉnh xoay quanh chủ đề “Giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, bền vững” nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tháo gỡ khó khăn cho nông dân và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Phóng viên Báo Lào Cai ghi nhận các ý kiến tại cuộc đối thoại này. 

Bắc Hà khai thác thế mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bắc Hà khai thác thế mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Xây dựng nông thôn mới không chỉ là phát triển cơ sở hạ tầng, mà còn là nâng cao đời sống người dân thông qua các mô hình sản xuất hiệu quả và bền vững. Nông nghiệp hữu cơ là một trong những yếu tố quan trọng giúp Bắc Hà thực hiện thành công mục tiêu này, đồng thời nâng cao giá trị nông sản, tạo dựng thương hiệu cho nông nghiệp địa phương.

Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 19/12, tại chợ trung tâm thị trấn, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển chợ phía Bắc tổ chức Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Ngày hội hướng nghiệp và giới thiệu việc làm; công bố các sản phẩm OCOP năm 2024 và khánh thành chợ trung tâm thị trấn.

fb yt zl tw