Khám phá 5 Di tích Quốc gia Đặc biệt mới được xếp hạng

Di tích chùa Bối Khê; đền Xám; Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc; Di tích lịch sử Cụm di tích Từ Lương Xâm; Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bà Pô Nagar là Di tích Quốc gia Đặc biệt.

1-4464.jpg
Chùa Bối Khê.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Quyết định số 152/QĐ-TTg xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.

Cụ thể, các di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt đợt này gồm: Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Bối Khê (huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội); Di tích kiến trúc nghệ thuật đền Xám (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định); Di tích lịch sử Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc ở Dương Kinh (huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng).

Bên cạnh đó là Di tích lịch sử Cụm di tích Từ Lương Xâm - căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 (quận Hải An, thành phố Hải Phòng); Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bà Pô Nagar (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Bối Khê, Hà Nội

Theo Cổng thông tin điện tử huyện Thanh Oai, Hà Nội, chùa Bối Khê có tên chữ là "Đại Bi tự," là một trong những ngôi chùa nổi tiếng trong vùng với không gian, cảnh quan rộng, thông thoáng, là ngôi già lam cổ tự được khởi dựng từ thời Trần trên bờ Đỗ Động giang.

Chùa tọa lạc theo thế "Phượng chủy," nghĩa là ngôi chùa nằm gọn trên đầu con phượng như đang tung cánh: phía trước là cánh đồng và bãi đất trống cùng những cây cổ thụ và dòng Đỗ Động giang. Từ ngũ môn quan tới tam quan là cây cầu nhỏ vắt ngang trông tựa như mỏ phượng. Hai bên sườn Tam bảo là 2 giếng đá cổ trông tựa như đôi mắt; phần đất hình tam giác vắt sang làng Hưng Giáo (xã Tam Hưng) tựa đuôi cong.

Một số nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo của chùa Bối Khê.
Một số nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo của chùa Bối Khê.

Chùa Bối Khê có kết cấu “tiền phật, hậu thánh", “nội công, ngoại quốc", hướng Tây, bao gồm các hạng mục: đền Đức Ông, vườn tháp, ngũ môn quan, cầu gạch, tam quan, nhà bia - sắp lễ, chùa Phật (tiền đường, thiêu hương, thượng điện, tả -hữu hành lang); điện Thánh (đại bái, ống muống, hậu cung), nhà Tổ - nhà Mẫu và nhà khách.

Ngôi chùa còn giữ được khá nhiều dấu tích từ ngày khởi dựng. Đặc biệt, chùa còn bảo lưu được bệ đá hoa sen thời Trần, chim thần Garuda tạc bằng gỗ ở đầu đao thượng điện, chân đèn đá, tượng và gạch thời Mạc, tượng thời Lê có giá trị nghệ thuật rất cao.

Chùa Bối Khê được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1979. Ở chùa, hằng năm diễn ra lễ hội vào đầu mùa Xuân, từ ngày 10 đến ngày 12 tháng Giêng. Ngoài ra, tại chùa còn có lễ hội cầu mưa và tục kết chạ giữa hai làng Bối Khê và Tiên Lữ.

Di tích kiến trúc nghệ thuật đền Xám, Nam Định

Theo Bảo tàng tỉnh Nam Định, Đền Xám hay còn gọi là đình Xám, đình Hát ở thôn Lạc Đạo, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, cách thành phố Nam Định khoảng 10km. Đền là nơi thờ Phụ dực quốc chính Thượng tướng quân Trần Minh Công (tên thật là Trần Lãm) - người đã góp công lớn giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

Toàn cảnh Đền Xám.
Toàn cảnh Đền Xám.

Trải qua hơn 400 năm tồn tại, phát triển, Đền Xám từ quy mô nhỏ - chỉ bao gồm một tòa kiến trúc chính là nơi thờ tự Trần Minh Công - trở thành ngôi đền có quy mô tương đối lớn với đầy đủ các hạng mục đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, bao gồm cả chức năng của đền và của đình trong sinh hoạt làng xã.

Đền Xám có nhiều giá trị đặc sắc về kiến trúc và nghệ thuật, cho thấy quá trình chuyển biến, kết hợp của kiến trúc truyền thống trong lịch sử.

Di tích lịch sử Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc ở Hải Phòng

Quần thể di tích khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được xây dựng trên nền móng của Điện Tường Quang, nơi phát tích triều Mạc, rộng 2,5 ha trong tổng diện tích quy hoạch 10,5 ha gồm các hạng mục: Nghi môn ngoại, cầu đá, hồ cá, nghi môn nội, nhà văn bia, nhà giải vũ và nhà chính điện.

Nghi môn nội của Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc.
Nghi môn nội của Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc.

Trọng tâm của Khu tưởng niệm là nhà chính điện (diện tích 586,19 m2) được xây dựng theo kiến trúc văn hóa thời Mạc với bố cục mặt bằng hình chữ “Công", nâng đỡ bởi 100 cây cột gỗ lim, gồm ba phần: 7 gian tiền đường, 5 gian hậu cung...

Gian tiền đường là nơi thờ linh vị 5 vị vua thời Mạc. Tượng bằng gỗ dát vàng, chính giữa là tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và các đồ thờ quý.

Khu tưởng niệm đang lưu giữ thanh Định Nam Đao (dài 2 m 55, nặng 25,6 kg) gắn với công lao sự nghiệp của Mạc Thái Tổ, cùng ngài xông pha chiến trận, bách chiến bách thắng.

Để ghi nhận công lao to lớn của Đức Thái Tổ và Vương triều Mạc, tháng 9/2009, Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được khởi công xây dựng, là một trong các công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nhiều hiện vật quý được cung tiến, đóng góp để hoàn thiện di tích.

Di tích lịch sử Cụm di tích Từ Lương Xâm ở Hải Phòng

Từ Lương Xâm ở phía Đông Bắc xã Nam Hải thuộc huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng). Kiến trúc chính quay về hướng Đông.

Ngôi từ chứa đựng nội dung liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo mưu trí, sáng suốt của Ngô Quyền, đập tan quân xâm lược Nam Hán, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc sau 10 thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ.

Ngôi từ có bố cục kiểu nội công, ngoại quốc, dựng trên khu đất cao ráo có khá nhiều cây cổ thụ, được cho là nền bản doanh và kho lương của Ngô Quyền chống giặc Nam Hán năm xưa.

Cụm di tích Từ Lương Xâm.
Cụm di tích Từ Lương Xâm.

Phía trước, ở hai bên có hai giếng nhỏ, quanh năm có nước, được gọi là giếng mắt rồng. Phía sau, hai bên hậu cung cũng có hai giếng rồng nhưng lại không bao giờ có nước.

Nhà tiền đường 5 gian được dựng từ thời Nguyễn. Nối tòa đệ tam và đệ nhị là tòa thiên hương có kiến trúc đơn giản. Từ tòa đệ nhị bước lên một bậc khoảng 40cm là hậu cung, nơi đặt tượng thờ Ngô Quyền.

Tại gian giữa của tòa đệ nhị đặt tượng hai vị tướng của Ngô Quyền, người địa phương là Đào Nhuận và Nguyễn Tất Tố (ở Gia Viên, Hải Phòng).

Nhóm hiện vật quý mang dấu ấn nghệ thuật thời Lê là một hương án và cỗ kiệu bát cống có khắc chạm mô típ rồng có lông mác tua tủa.

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bà Ponagar, Khánh Hòa

Tháp Bà Ponagar có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ). Tháp được xây dựng trong khoảng từ thế kỷ thứ 8 đến hết thế kỷ thứ 13. Đây là thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Chămpa cổ.

Tháp Bà Ponagar.
Tháp Bà Ponagar.

Tháp Bà mang dáng dấp của một ngôi đền, đậm dấu ấn kiến trúc vương quốc Chăm cổ xưa. Toàn bộ quần thể gồm 3 tầng, mang nét đặc trưng của những đền đài từ hơn chục thế kỷ trước.

Tầng tháp cổng đến nay không còn, chỉ có dấu tích còn sót lại những cột trụ và bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa (được gọi là Mandapa). Mandapa tiếng Chăm có nghĩa là nhà tĩnh tâm, là nơi khách hành hương nghỉ chân và chuẩn bị lễ vật để dâng lên nữ thần.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Những kết quả khởi sắc của ngành du lịch trong những tháng đầu năm 2025, cùng với việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số đã và đang tạo đà cho du lịch Việt Nam bứt phá. 

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong những ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ghi nhận các điểm du lịch trên cả nước đón lượng khách đông, nhiều nơi kín khách đặt phòng. Các điểm du lịch ven biển như: Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Vũng Tàu (Bà Rịa = Vũng Tàu)… ghi nhận lượng khách “bùng nổ” cùng nhiều hoạt động sôi động.

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Bên cạnh khu trung tâm thành phố hay thị xã, thị trấn sầm uất thì những bản làng yên bình với thiên nhiên trong lành và nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc như: Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn (Sa Pa) hay Y Tý (Bát Xát) cũng là lựa chọn lý tưởng dành cho du khách.

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

Dịp lễ này, du khách hãy đến Bắc Hà - nơi mỗi bước chân là một trải nghiệm khó quên. Du  khách có thể ghé thăm dinh thự Hoàng A Tưởng trăm năm tuổi, rảo bước giữa chợ phiên rực rỡ sắc màu, đắm mình trong vườn hồng km7 lãng mạn, trại rau quả xanh mát và những bản làng dân tộc Mông, Dao đậm đà bản sắc. Bắc Hà không chỉ là chuyến đi, mà là hành trình đánh thức cảm xúc, lưu dấu kỷ niệm và truyền cảm hứng từ thiên nhiên thuần khiết cùng con người mến khách vùng cao.

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch Huế thông qua việc tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Việc định vị này không chỉ tạo ra diện mạo mới hấp dẫn cho du lịch Huế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (30/4 - 4/5), đây là dịp lý tưởng để du khách lựa chọn các chuyến du lịch nước ngoài ngắn ngày. Tại Lào Cai, hoạt động du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các tour du lịch quốc tế, đặc biệt là đến Trung Quốc đang thu hút đông du khách.

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, du khách bốn phương có nhiều lựa chọn khi đến với mảnh đất biên giới Lào Cai, trong đó, trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà để lại ấn tượng đẹp với du khách. Đặc biệt, ngay từ đầu mùa hè, nhiều du khách đã đến Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà để tận tay hái và thưởng thức những quả thơm ngon.

Khai mạc Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Khai mạc Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 29/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Sa Pa tổ chức khai mạc Lễ hội mùa hè với chủ đề: “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”. Đây là 1 trong 5 lễ hội thường niên và là sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng mang bản sắc, thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw