Khai mạc lễ hội kỷ niệm 595 năm Ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang

Tối 2/6, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức lễ hội kỷ niệm 595 năm ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Biểu diễn nghệ thuật tái hiện lại hình tượng Anh hùng dân tộc, Vua Lê Thái Tổ đăng quang.

Biểu diễn nghệ thuật tái hiện lại hình tượng Anh hùng dân tộc, Vua Lê Thái Tổ đăng quang.

Năm 1407, sau khi đánh bại nhà Hồ, giặc Minh chính thức đặt ách đô hộ lên đất nước ta. Trước cảnh nô lệ, nhân dân lầm than, năm 1418, ở đất Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh.

Dưới sự lãnh đạo thiên tài của Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi giành lại độc lập cho nước nhà vào năm 1427.

Ngày 15/4/1428, Lê Lợi chính thức đăng quang ngôi Vua tại điện Kính Thiên, thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay), xưng vương là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, ban Bình Ngô Đại Cáo.

Trong suốt thời gian trị vì, Vua Lê Thái Tổ đã đặt nền móng vững chắc cho cả một triều đại và một nền độc lập phồn thịnh của quốc gia Đại Việt.

Trong sự nghiệp lừng lẫy của Vua Lê Thái Tổ, có truyền thuyết đẹp về việc nhà vua trả gươm báu cho rùa thần sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nơi đó chính là hồ Hoàn Kiếm ngày nay.

Khu tưởng niệm Vua Lê Thái Tổ nằm bên bờ tây hồ Hoàn Kiếm, nơi có tượng đài Vua Lê Thái Tổ, đình Nam Hương tạo thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa trang nghiêm, cổ kính.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long khẳng định: Lễ hội là dấu ấn văn hóa sinh động, có ý nghĩa, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, tôn vinh những giá trị văn hóa lịch sử quốc gia Khu phố cổ Hà Nội, giá trị Di sản văn hóa quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm, giá trị văn hóa sáng tạo không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm tới du khách trong và ngoài nước.

Quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục tổ chức tốt việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích để nơi đây thật sự là một di sản tiêu biểu trong khu vực hồ Hoàn Kiếm, niềm tự hào của nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau về các giá trị lịch sử văn hóa, truyền thống của dân tộc.

Trong tối 2/6, đại diện lãnh đạo và nhân dân quận Hoàn Kiếm đã tổ chức dâng hương, khai mạc lễ hội kỷ niệm 595 năm ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang. Ngoài các tiết mục văn nghệ, công chúng còn được thưởng thức hoạt cảnh sân khấu tái hiện Vua Lê Thái Tổ đăng quang.

Trong các ngày 3 và 4/6 sẽ diễn ra lễ rước kiệu truyền thống chung quanh hồ Hoàn Kiếm, triển lãm tranh dân gian Hàng Trống, triển lãm ảnh về vẻ đẹp hồ Hoàn Kiếm, biểu diễn thư pháp… Ngoài ra, còn có các hoạt động: Biểu diễn cờ người, biểu diễn võ thuật… tại các khu vực khác nhau quanh hồ Hoàn Kiếm.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

Thiêng liêng nguồn cội ''con Rồng, cháu Tiên''

Thiêng liêng nguồn cội ''con Rồng, cháu Tiên''

Trở về cội nguồn, nơi Đất Tổ linh thiêng các Vua Hùng đóng đô, dựng nước, với sợi chỉ đỏ kết nối bền chặt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mỗi người dân Việt Nam luôn khắc ghi lời Bác Hồ dạy để đoàn kết một lòng, dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đậm đà hương vị xứ Mường

Đậm đà hương vị xứ Mường

Bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên là một trong 2 di sản vừa được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Trong chuyến công tác tìm hiểu tư liệu lịch sử phục vụ cho ký sự hướng về Điện Biên, nhóm phóng viên của Báo Lào Cai đã có dịp tới tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất bánh tại hợp tác xã Hoa Ban Trắng, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay.

fb yt zl tw