Khai mạc Hội nghị về Nước của Liên hợp quốc

Lần đầu tiên sau 46 năm, một Hội nghị về Nước hay an ninh nguồn nước đã được Liên hợp quốc tổ chức.

Hội nghị đưa ra mục tiêu đến năm 2030, tất cả người dân trên thế giới đều có thể tiếp cận nguồn nước an toàn và vệ sinh. Để làm được điều này còn nhiều việc phải làm. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Khai mạc Hội nghị về Nước của Liên hợp quốc ảnh 1
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị về Nước của Liên hợp quốc.

Hội nghị khai mạc bằng lời kêu gọi từ thế hệ trẻ với đại diện hai quốc gia đồng tổ chức là Nhà vua Hà Lan và Tổng thống Tajikistan cùng chung tay chắp nối dòng chữ: hãy hành động vì nước!

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hiện cứ 4 người trên thế giới thì 1 người phải dùng nguồn nước uống không an toàn. Và với tình trạng sử dụng nước chưa tiết kiệm, xả thải chưa an toàn, dự báo khoảng hơn 2 tỷ người dân đô thị sẽ đối diện với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2050.

Ông Antonio Guterres - Tổng Thư ký Liên hợp quốc: "Chúng ta đang rút cạn nguồn sống của nhân loại bằng việc tiêu thụ quá mức và sử dụng không bền vững, đồng thời làm nó bốc hơi bằng hiện tượng ấm lên toàn cầu".

Đảm bảo tiếp cận nước sạch và vệ sinh là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Liên hợp quốc đã đề ra, cùng đồng hành với xóa đói, giảm nghèo, bình đẳng giới và chống biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia cùng chung để xóa đi khoảng cách trong trình độ quản lý nguồn nước, gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng cho nước. Và một yếu tố không thể thiếu là giải quyết biến đổi khí hậu.

Trong phát biểu đại diện đoàn Việt Nam, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ những kinh nghiệm trong bảo vệ hiệu quả, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước mà Việt Nam đang triển khai. Phó Thủ tướng cũng cho rằng cần có khuôn khổ pháp lý toàn cầu dựa trên khoa học để định hướng, điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng và phục hồi nguồn nước.

Một trong những mục tiêu chính mà hội nghị hướng tới là đưa ra được Chương trình nghị sự hành động về nước. Đây sẽ là văn bản ghi nhận cam kết tự nguyện và quá trình thực thi các cam kết về nước của các quốc gia thành viên, của nhóm ngành tư nhân và các bên liên quan. Nó được kỳ vọng sẽ góp phần vào việc giải quyết cơn khủng hoảng về nước hiện nay.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

Ngày 22/5, các cơ quan nhân đạo đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp các nhà tài trợ tại New York trong tuần này để nhanh chóng giải quyết tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở Somalia, nơi có khoảng 6,6 triệu người, tương đương gần một nửa dân số, bị mất an ninh lương thực.

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Ngày 20/5, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima (Nhật Bản), trong đó để ngỏ cánh cửa hợp tác với Trung Quốc và tránh leo thang căng thẳng giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với nhóm các cường quốc phương Tây và Nhật Bản.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Tối 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bạch Lệ Viện đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á, sự kiện nhằm tạo dựng tầm ảnh hưởng của khu vực trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng nhóm họp ở Nhật Bản.

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay. Sự tham dự của Việt Nam tại Hội nghị lần này khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

Cảnh sát toàn Nhật Bản được điều động đảm bảo an ninh Hội nghị G7

Cảnh sát toàn Nhật Bản được điều động đảm bảo an ninh Hội nghị G7

Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền công nghiệp phát triển G7 tổ chức tại Hiroshima, Nhật Bản từ ngày 19 - 21/5 tới, bắt đầu từ hôm nay, một số hoạt động ngày thường tại khu vực tổ chức Hội nghị bị hạn chế. Đồng thời, tại thành phố Hiroshima và một số đảo xung quanh, các biện pháp an ninh được tăng cường.

Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ 216 Hội đồng Chấp hành của UNESCO

Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ 216 Hội đồng Chấp hành của UNESCO

Ngày 15 và 16/5 tại Paris, Phiên họp toàn thể của Kỳ họp lần thứ 216 Hội đồng Chấp hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã diễn ra với sự tham dự của 58 quốc gia thành viên. Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã tham dự và phát biểu tại Phiên khai mạc.

fb yt zl tw