Khai mạc Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn lần thứ 4

Tối 23/10, tại Di tích Lịch sử cấp quốc gia đền Đông Cuông, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) diễn ra khai mạc Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn lần thứ 4 gắn với Lễ hội cơm mới đền Đông Cuông năm 2023.

Nghi lễ dâng hương tại Lễ hội Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn lần thứ 4 gắn với Lễ hội cơm mới đền Đông Cuông năm 2023.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh nhấn mạnh, năm 2016, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Để phát huy và bảo tồn giá trị di sản phi vật thể này, huyện Văn Yên đã 3 lần tổ chức thành công Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn.

Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn lần thứ 4 hứa hẹn sẽ có nhiều nội dung đặc sắc, là dịp để người dân, du khách hiểu sâu sắc hơn về di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, đồng thời khẳng định, tôn vinh các nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, nghệ sỹ hát chầu văn, các nghệ nhân, thanh đồng trực tiếp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Đây cũng là dịp để huyện Văn Yên tiếp tục quảng bá tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, trọng tâm là quảng bá về di tích lịch sử quốc gia đền Đông Cuông đến với du khách thập phương, từng bước hình thành chuỗi liên kết phát triển du lịch tâm linh gắn với các loại hình du lịch khác trên địa bàn.

Lễ khai mạc mở màn bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc với các tiết mục như: Văn Yên bừng sáng tương lai, múa Tày, Việt Nam gấm hoa, hát chầu văn..., được trình diễn bởi các nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú đã thu hút đông đảo nhân dân, du khách tham gia thưởng thức.

Đến với Lễ hội năm nay, du khách, nhân dân còn được chiêm ngưỡng những giá hầu đồng đặc sắc của trên 100 nghệ nhân, thanh đồng đến từ các bản hội của trên 20 tỉnh, thành phố trong cả nước trong chương trình thực hành diễn xướng được tổ chức suốt 9 ngày đêm từ ngày 17 - 25/10; thưởng thức các tiết mục hát chầu văn đặc sắc của trên 30 nghệ nhân, đội hát chầu văn trên cả nước tham gia cuộc thi hát chầu văn với chủ đề "Linh thiêng đất Mẫu" lần thứ nhất tại đền Đông Cuông…

Múa Tày cổ hầu Mẫu tại đền Đông Cuông.

Cùng với các hoạt động Festival, du khách còn được tham gia các hoạt động của Lễ hội cơm mới truyền thống, với nghi lễ mổ trâu đen tế Mẫu và hiến sinh cho trời đất vào lúc 0 giờ ngày Mão tháng Chín. 36 mâm cỗ được chế biến từ thịt trâu sẽ được dâng vào trong đền để cúng tế, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc và quân lính các triều đại đã hy sinh trong trận thủy chiến chống quân Nguyên Mông bảo vệ Tổ quốc.

Các sản vật của một năm cấy trồng, chăn nuôi, đặc biệt là cốm nếp - sản vật mang hương vị tinh túy của đất trời, ngon nhất của mùa vụ cũng được dâng lên tạ ơn Mẫu Thượng Ngàn, Ngọc Hoàng và các đấng thần linh, thể hiện sự biết ơn của người dân đối với đất trời đã cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc ; đồng thời cầu khẩn cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Ngay sau nghi lễ mổ trâu, nhân dân, du khách sẽ được ông Mo - Thủ nhang của đền phát lộc cơm mới "Hạt vàng đất Mẫu", đây là những hạt lúa nếp dâng vào đền làm lễ để Mẫu giáng hạ chứng tâm, ban phát cho bách tính muôn dân được phúc lộc cả năm, an khang thịnh vượng.

Cùng với phần lễ, du khách sẽ được tham quan và trải nghiệm các hoạt động như: Triển lãm ảnh "Đất và người Văn Yên"; Chương trình rước sản vật "Mùa vàng dâng Mẫu", đây là các sản vật đặc trưng của địa phương được 9 thôn của xã Đông Cuông chuẩn bị với lòng thành kính dâng lên Mẫu Đệ nhị Thượng ngàn ; các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian như: Kéo co, đẩy gậy, bịt mắt đánh chiêng...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

fb yt zl tw