Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai:

Khắc phục khó khăn sau lũ để cấp nước phục vụ người dân

Khi cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ, Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai đã yêu cầu các chi nhánh cấp nước chủ động chuẩn bị phương án ứng phó để không bị bất ngờ trước diễn biến phức tạp của thiên tai nhằm đảm bảo cấp nước cho khách hàng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Lào Cai quá lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến 7/11 chi nhánh cấp nước khiến các đơn vị phải dừng sản xuất do lũ lụt, ngập úng, bồi lắng các trạm bơm cấp 1; sạt lở các tuyến ống và hệ thống điện…. Toàn hệ thống chỉ có 3 chi nhánh tại Mường Khương, Phố Lu, Tằng Loỏng (Bảo Thắng) ít bị ảnh hưởng.

z5843311188656_97b646fe414a85478fc826d11a85008e.jpg
Lũ trên sông Chảy dâng cao làm ngập trạm bơm cấp I của Chi nhánh cấp nước huyện Bảo Yên.

Theo thông tin từ Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai: Do đợt lũ lụt, sạt lở đất xảy ra trên diện rộng và ở hầu hết trung tâm các địa phương trong tỉnh nên đã gây thiệt hại cho hạ tầng sản xuất và hệ thống cấp nước sinh hoạt của đơn vị, khiến một số địa phương phải tạm ngừng cấp nước để sửa chữa. Việc tạm dừng cấp nước đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của Nhân dân. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Công ty đã gấp rút chỉ đạo các chi nhánh triển khai sửa chữa hệ thống và khôi phục hoạt động ở các nhà máy xử lý để cấp nước trở lại trong thời gian sớm nhất.

SMC2.jpg
Nhiều tuyến ống cấp nước sinh hoạt cho các thôn, tổ dân phố ở huyện Si Ma Cai bị hư hỏng do mưa lũ.

Tại huyện Si Ma Cai, mưa lũ đã gây ngập và bồi lấp bùn đất toàn bộ trạm bơm cấp I, cấp II, nhà điều hành sản xuất. Cùng với đó, hệ thống ống cấp nước cũng bị sạt lở đã vùi lấp nhiều điểm, nên việc cấp nước ở trung tâm thị trấn phải dừng lại để khắc phục, sửa chữa. Đặc biệt là tuyến ống cấp nước xã Nàn Sán bị sạt lở nghiêm trọng gây hư hỏng 500 m đường ống HDPE D40, nên hiện chưa thể cấp nước cho các hộ dân ở trung tâm xã.

Ông Vũ Hồng Quang, Giám đốc Chi nhánh cấp nước huyện Si Ma Cai cho biết: Ngập lụt, sạt lở gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của đơn vị. May mắn là một số thiết bị, máy móc kịp thời di chuyển được nên khi nước rút, chúng tôi lắp đặt lại là có thể cấp nước cho khách hàng. Hiện nay, đơn vị đã cấp nước trở lại cho 90% khách hàng trên địa bàn huyện. Riêng tuyến ống cấp nước xã Nàn Sán, đơn vị đang cố gắng khắc phục để có thể cấp nước trở lại trong thời gian sớm nhất.

z5843311272986_ca0b08f5ffdc0bccc8db7ae66fdb0af3.jpg
Việc khắc phục các tuyến ống bị vùi lấp đang được Chi nhánh cấp nước huyện Bảo Yên khẩn trương khắc phục.

Tại huyện Bảo Yên, nước lũ trên sông Chảy dâng cao đã làm ngập và bồi lấp bùn, cát công trình thu trạm bơm cấp I, dẫn đến toàn bộ hệ thống điều khiển và máy bơm cấp 1 của Chi nhánh cấp nước huyện Bảo Yên bị hư hỏng. Sau khi nước rút, đơn vị đã khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả, sửa chữa các trang - thiết bị, máy móc bị hư hỏng để cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người dân.

Theo ông Phạm Văn Trung, Giám đốc Chi nhánh cấp nước huyện Bảo Yên thì huyện Bảo Yên, trong đó có thị trấn Phố Ràng có nhiều điểm bị ngập sâu trong nước. Sau khi nước rút, nhu cầu sử dụng nước sạch tăng cao tới 300% do người dân cần vệ sinh nhà cửa bị ngập lụt. Đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp để tăng sản lượng nước sản xuất, hiện đã đáp ứng được khoảng 80 - 85% nhu cầu. Còn một số địa điểm cuối tuyến hoặc ở trên cao nước còn yếu, chúng tôi đang cố gắng áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để có thể đảm bảo cấp nước thuận lợi đến khách hàng.

z5843311318552_992b6e4a54e5274e9672ab37611e636f.jpg
z5843313466769_6aca654944b4f541b502a5d79cc72e53.jpg
Chi nhánh cấp nước huyện Bảo Yên huy động tối đa lực lượng để sửa chữa hệ thống cấp nước nhằm sớm cấp nước ổn định cho Nhân dân vùng lũ.

"Riêng khu vực tổ 1, thị trấn Phố Ràng và khu vực Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT nội trú huyện Bảo Yên nằm ở vị trí khá cao nên hệ thống chưa đủ áp lực để đẩy nước lên. Trong đêm nay, chúng tôi sẽ có phương án tăng áp để cấp nước cho nhà trường", ông Phạm Văn Trung cho biết thêm.

Ông Lê Văn Mật, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai cho biết: Các địa phương bị thiệt hại lớn là Bảo Yên, thành phố Lào Cai, Văn Bàn, Sa Pa và Bắc Hà. Lũ ống, sạt lở, ngập lụt khiến cơ sở hạ tầng, hệ thống đường ống ở các địa phương bị phá hỏng, hư hại nhiều. Ước tính thiệt hại ban đầu do mưa lũ gây ra với hệ thống cấp nước của đơn vị trong toàn tỉnh là trên 6 tỷ đồng.

Sau khi nước rút, Công ty đã chỉ đạo quyết liệt các chi nhánh cấp nước trực thuộc nhanh chóng huy động nhân lực, vật tư, máy móc, thiết bị để sửa chữa, khôi phục lại sản xuất, kịp thời cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân. Tính đến ngày 10/9 đã có 5 đơn vị sản xuất trở lại là thành phố Lào Cai, Văn Bàn, Bát Xát, Bắc Hà, Sa Pa. Đến 18 giờ ngày 11/9, nhà máy nước Phố Ràng, Bảo Yên hoạt động trở lại và 18 giờ ngày 12/9, nhà máy nước thị trấn Si Ma Cai hoạt động trở lại. Hiện nay, hầu hết các trung tâm đô thị đều đã được cấp nước sạch sinh hoạt trở lại.

SMC1.jpg
Chi nhánh cấp nước huyện Si Ma Cai đã vận hành trở lại trạm bơm cấp 1 ngay sau khi mưa lũ đi qua giúp đảm bảo nguồn cung cho người dân.

Mặc dù hiện nay, các hệ thống cấp nước trên địa bàn do Công ty quản lý vận hành cơ bản đều đã hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nước sạch của Nhân dân tăng cao như ở thành phố Lào Cai, thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên), thị trấn Si Ma Cai (Si Ma Cai) nên cục bộ ở một số khu vực cuối nguồn, nơi có địa hình cao vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước.

Các đơn vị sẽ nỗ lực tăng sản lượng nước sản xuất cũng như sử dụng thêm bơm tăng áp để nỗ lực cấp nước đến khách hàng ở các vị trí bất lợi. Dự kiến một, hai ngày tới, nếu không có sự cố bất thường, Công ty sẽ tổ chức sản xuất đáp ứng nhu cầu dùng nước của Nhân dân tại các đô thị trên địa bàn toàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

fbytzltw