Khắc phục bằng được tệ tham nhũng vặt gây bức xúc trong xã hội

Sáng 19/6, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Lào Cai có các đồng chí: Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh.

1740.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Xuân Cường dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Lào Cai.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sau 1 năm hoạt động, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã nỗ lực, quyết tâm cao, khẩn trương triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định; kế thừa, phát huy, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm được rút ra qua tổng kết 10 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở các địa phương.

Nổi bật là đã lựa chọn những khâu yếu, việc khó, dư luận xã hội bức xúc để tập trung chỉ đạo giải quyết; vừa tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực xảy ra trước đây, quá trình xử lý kéo dài, có khó khăn, vướng mắc, vừa chỉ đạo đẩy mạnh phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc mới nảy sinh; quan tâm chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh đã tham mưu, ban hành, chỉ đạo ban hành 2.196 văn bản để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương. Qua kiểm tra, giám sát, thanh tra đã xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; chuyển 286 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, (tăng gấp 3 lần so với thời điểm 1 năm trước khi thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh). Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã tiến hành 147 cuộc kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc trong việc thực hiện các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; đưa 444 vụ án, 156 vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo. Khởi tố mới 530 vụ án/1.858 bị can phạm tội về tham nhũng; số cán bộ, đảng viên bị khởi tố do hành vi tham nhũng, tiêu cực là 1.132 bị can; xử lý kỷ luật 15 tổ chức Đảng, gần 80 cán bộ, công chức các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sai phạm về tham nhũng, tiêu cực…

1752.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Lào Cai.

Tại tỉnh Lào Cai, sau 1 năm thành lập và đi vào hoạt động, Ban Chỉ đạo của tỉnh đã chủ động xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ, xây dựng chương trình công tác, ban hành các quy định, quy trình để triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Đã tổ chức 4 phiên họp của Ban Chỉ đạo, 10 cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành 62 văn bản để cụ thể hóa các chủ trương, quy định của Trung ương; chỉ đạo tổ chức giải báo chí về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đã rà soát, phát hiện mới 5 vụ việc có dấu hiệu hình sự về tham nhũng; qua xác minh, điều tra, chuyển khởi tố 2 vụ với 6 bị can, đưa tổng số vụ án, vụ việc về tham nhũng trên địa bàn tỉnh được phát hiện và theo dõi, chỉ đạo là 11 vụ, trong đó Ban Chỉ đạo tỉnh theo dõi, chỉ đạo xử lý 3 vụ án tham nhũng, tiêu cực theo đúng chủ trương, yêu cầu của Trung ương. Tăng cường công tác phòng đi đôi với chống; lãnh đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra tập trung vào lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; những vấn đề nổi cộm, bức xúc, dư luận xã hội quan tâm. Đồng thời, chú trọng chỉ đạo, kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm và người đứng đầu cơ quan, đơn vị có đảng viên bị khởi tố, điều tra do tham nhũng, tiêu cực; kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc thực hiện kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước…

22.jpg
Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Lý Văn Hải phát biểu tham luận tại điểm cầu Trung ương.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương, đồng chí Lý Văn Hải, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh có bài phát biểu tham luận về công tác phối hợp giữa cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lào Cai chỉ đạo xử lý.

Theo đó, kinh nghiệm được rút ra là thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc xử lý vụ án, trong đó có việc tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm; bảo đảm kịp thời có thông tin phục vụ phân tích, đánh giá, xác định vụ án, vụ việc thuộc diện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo; quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các quy định, chỉ đạo của Đảng về lãnh đạo, chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc; việc phối hợp trong xử lý vụ án phải bảo đảm đánh giá đúng nội dung, bản chất vụ án, đây là điều kiện, căn cứ quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo xử lý vụ án; tổ chức thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; bảo đảm quy trình thống nhất, chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị trong phối hợp tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo xử lý và trực tiếp thực hiện việc xử lý vụ án.

1731.jpg
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Lào Cai.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đánh giá hội nghị có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đoàn kết nhất trí và quyết tâm cao trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ Trung ương đến địa phương.

Tổng Bí thư nêu một số ý kiến có tính chất khái quát, phân tích làm rõ thêm một số vấn đề cùng thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, làm tốt hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới. Đồng thời, chỉ ra 5 bài học kinh nghiệm và chỉ đạo, định hướng 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp quan trọng mà các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện thời gian tới.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Phải đồng lòng, nhất trí, kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, nhân viên nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; khắc phục bằng được tệ tham nhũng vặt gây bức xúc trong xã hội, làm tổn thương đến tình cảm và niềm tin của Nhân dân. Chống tham nhũng trước hết phải giải quyết cho được những vấn đề bức xúc của Nhân dân. Vừa nghiêm khắc xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn, nghiêm trọng, phức tạp, vừa phải kiên trì xử lý dứt điểm những vụ việc tiêu cực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp; thực sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân là một chủ trương chiến lược, vấn đề cơ bản trong đường lối của Đảng ta.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) và phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.

Thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên trong ánh ban mai.

Kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Bảo Yên (22/4/1947 - 22/4/2024) Bảo Yên: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Để hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong năm 2024 tăng tốc, Đảng bộ huyện Bảo Yên đã xác định vận dụng sáng tạo 5 phương thức lãnh đạo của Đảng vào thực tiễn.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Chiều 17/4, tại trụ sở Tỉnh ủy, dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên về kết quả triển khai Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là những hạt nhân trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Huyện Si Ma Cai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ này đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng.

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị đưa ra nhiều luận thuyết, quan điểm khác nhau tiến công Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì vậy, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, giữ vững bản chất khoa học, cách mạng lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình hiện nay có ý nghĩa cấp thiết.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

fb yt zl tw